Bài nghiên cứu này được thực hiện nhằm xác định một số đặc điểm về kết cấu không gian và tính đa dạng về loài thực vật của một số quần xã thực vật rừng tại khu vực nghiên cứu; Đề xuất được một số giải pháp kỹ thuật lâm sinh trong quản lý rừng phòng hộ tại khu vực nghiên cứu. Mời các bạn cùng tham khảo! | BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP - NGUYỄN DUY TRÌNH NGHIÊN CỨU KẾT CẤU KHÔNG GIAN VÀ TÍNH ĐA DẠNG LOÀI CỦA MỘT SỐ QUẦN XÃ THỰC VẬT RỪNG TẠI VÙNG VEN HỒ HÒA BÌNH Chuyên ngành Lâm học Mã số LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP Người hướng dẫn . Hoàng Kim Ngũ HÀ NỘI 2010 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Vùng Hồ Hòa Bình là một địa điểm có tính chiến lược quan trọng không chỉ riêng của tỉnh Hòa Bình mà còn của cả Quốc gia. Các quần xã thực vật rừng xung quanh vùng Hồ Hòa Bình chủ yếu là rừng phòng hộ đầu nguồn có tác dụng bảo vệ đất điều tiết nguồn nước chống xói mòn đất ngăn sự bồi đắp lòng Trong những năm qua cùng với công cuộc xây dựng và phát triển của thủy điện Hòa Bình việc khai thác rừng bừa bãi tập quán đốt nương làm rẫy phương thức sử dụng đất không hợp lý của cộng đồng người dân sống xung quanh vùng lòng hồ đã và đang làm cho rừng phòng hộ bị suy thoái nghiêm trọng. Chính điều đó đã gây ảnh hưởng xấu đến môi trường và ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống cộng đồng người dân trong khu vực đó. Sự mất rừng sẽ làm suy giảm nguồn nước giảm hiệu lực kiểm soát lũ lụt của hồ trong mùa mưa giảm công suất thuỷ điện và khả năng cung cấp nước tưới trong mùa khô. Sự mất rừng còn làm tăng lượng bùn cát bồi lắng lòng hồ giảm tuổi thọ của hồ. Kết quả điều tra ở vùng hồ cho thấy nếu tốc độ bồi lắng đáy hồ mỗi năm từ 50 - 70 cm như hiện nay thì tuổi thọ của Hồ Hoà Bình sẽ giảm từ 250 năm theo thiết kế xuống còn khoảng dưới 100 năm. Hiện nay cũng đã có một số các công trình nghiên cứu về các lĩnh vực như quản lý sử dụng đất hiểu quả của rừng phòng đầu nguồn lâm sản ngoài gỗ. vv tại khu vực lòng Hồ Hòa Bình. Nghiên cứu về kết cấu không gian và tính đa dạng loài của một số quần xã thực vật rừng tại khu vực là chưa nhiều. Để bổ sung thêm các công trình nghiên cứu tại khu vực Hồ Hòa Bình và phần nào giải quyết các tồn tại đã nêu đề tài Nghiên cứu kết cấu không gian và tính đa dạng loài của một số quần xã thực vật rừng tại vùng ven Hồ Hòa Bình đã