Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Nghiên cứu đặc điểm lâm học và tính đa tác dụng của loài Chùm ngây(Moringa oleifera Lam.) phân bố tại vùng duyên hải Nam Trung Bộ

Nội dung chính của đề tài là điều tra, đánh giá hiện trạng phân bố, thực trạng gây trồng và tính năng sử dụng loài cây Chùm ngây; Nghiên cứu đặc điểm lâm học ( hình thái, lập địa )và điều kiện gây trồng của loài cây Chùm ngây tại vùng duyên hải Nam Trung Bộ; Bước đầu nghiên cứu khả năng sử dụng và tính đa tác dụng của Chùm ngây. Mời các bạn cùng tham khảo! | BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP - NGUYỄN DANH THÀNH NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM HỌC VÀ TÍNH ĐA TÁC DỤNG CỦA LOÀI CHÙM NGÂY Moringa oleifera Lam. PHÂN BỐ TẠI VÙNG DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP Hà Nội 2010 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP - NGUYỄN DANH THÀNH NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM HỌC VÀ TÍNH ĐA TÁC DỤNG CỦA LOÀI CHÙM NGÂY Moringa oleifera Lam. PHÂN BỐ TẠI VÙNG DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ Chuyªn ngµnh L m häc M sè LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. DƯƠNG TIẾN ĐỨC Hà Nội 2010 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Trong một thời gian dài diện tích rừng Việt Nam giảm đi liên tục Năm 1943 là 14 3 triệu ha và năm 1993 chỉ còn 9 3 triệu ha . Tuy nhiên trong những năm gần đây diện tích rừng có xu hướng tăng rõ rệt . Tuy diện tích rừng có tăng nhưng chất lượng rừng ngày càng giảm sút. Đối với rừng tự nhiên diện tích rừng gỗ giầu và rừng gỗ trung bình hiện nay chỉ còn rất ít trong khi diện tích rừng gỗ nghèo kiệt rừng gỗ non có trữ lượng và chưa có trữ lượng không lớn. Đối với rừng trồng tỷ lệ thành rừng thấp năng suất không cao và chất lượng rừng còn chậm được cải thiện. Sự suy thoái tài nguyên rừng đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường trong những năm gần đây nhiều thiên tai như hạn hán lũ lụt đã liên tiếp xẩy ra đặc biệt ở vùng Tây Bắc Bắc Trung bộ Duyên hải Nam Trung bộ và Đồng bằng sông Cửu Long đã gây thiệt hại nghiêm trọng cả về người và của. Nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng trên là do sự gia tăng dân số thiếu lương thực trình độ dân trí thấp phong tục tập quán canh tác lạc hậu công tác tổ chức quản lý bảo vệ yếu kém sử dụng đất đai không hợp lý do nạn du canh du cư quá trình đô thị hoá diễn ra rất mạnh . Trước thực tế mất rừng và các nhu cầu về gỗ đảm bảo an ninh môi trường cũng như nhu cầu phát triển bền vững của đất nước trong nhiều năm qua Chính phủ Việt Nam đã có những chính sách chiến lược nhằm bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng bằng nỗ .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
440    61    1    25-04-2024
16    74    2    25-04-2024
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.