Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Đánh giá hiệu quả xây dựng mô hình quản lý rừng cộng đồng tại thôn Bắc Hưng, xã Quyết Chiến, huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình

Bài nghiên cứu này nhằm đánh giá được thực trạng công tác quản lý rừng cộng đồng và hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường của mô hình quản lý rừng cộng đồng tại thôn Bắc Hưng. Đề xuất một số giải pháp tổ chức, quản lý, kỹ thuật và chính sách nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý rừng cộng đồng. Mời các bạn cùng tham khảo! | BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP - NGUYỄN THẠCH LAM ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ XÂY DỰNG MÔ HÌNH QUẢN LÝ RỪNG CỘNG ĐỒNG TẠI THÔN BẮC HƯNG XÃ QUYẾT CHIẾN HUYỆN TÂN LẠC TỈNH HÒA BÌNH Chuyên ngành Lâm học Mã số LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. TRẦN VIỆT HÀ HÀ NỘI 2012 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP - NGUYỄN THẠCH LAM ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ XÂY DỰNG MÔ HÌNH QUẢN LÝ RỪNG CỘNG ĐỒNG TẠI THÔN BẮC HƯNG XÃ QUYẾT CHIẾN HUYỆN TÂN LẠC TỈNH HÒA BÌNH LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP HÀ NỘI 2012 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Các hình thức quản lý rừng trực tiếp bởi cộng đồng đã xuất hiện từ lâu đời trong các cộng đồng dân tộc khác nhau ở Việt Nam 24 . Sở dĩ quản lý rừng cộng đồng vẫn tồn tại được cho đến ngày nay là do nó dung hòa được các lợi ích khác nhau của những nhóm người sống trong cùng một cộng đồng. Do đó việc phát huy vai trò của cộng đồng người dân sống gần rừng trong việc quản lý bảo vệ và phát triển rừng là rất cần thiết vừa mang ý nghĩa phát huy truyền thống dân tộc vừa có thể tạo ra một cách quản lý rừng có hiệu quả và bền vững. Quản lý rừng cộng đồng được hiểu là việc quản lý tài nguyên rừng do cộng đồng thực hiện. Cộng đồng có thể là chủ thể quản lý rừng hoặc cộng đồng không phải là chủ thể quản lý mà chỉ tham gia quản lý rừng và được chia sẻ lợi ích từ rừng. Nói một cách khác đi quản lý rừng cộng đồng là việc bảo vệ xây dựng phát triển và sử dụng rừng có sự tham gia điều hành bởi cộng đồng bất kể rừng đó có thuộc quyền sở hữu của cộng đồng hay không. Tại tỉnh Hòa Bình từ năm 2005 đến năm 2007 chương trình quản lý rừng cộng đồng của dự án ETSP-Helvetas đã tài trợ xây dựng thí điểm 05 mô hình quản lý rừng cộng đồng QLRCĐ tại 05 thôn thuộc 03 huyện Tân Lạc Lạc Sơn và Kim Bôi. Khi đó hiện trạng sở hữu rừng có 02 dạng 1 Rừng thuộc quyền sử dụng chung của cộng đồng do các thành viên của cộng đồng cùng tham gia quản lý và kinh doanh 2 Rừng không thuộc quyền sở hữu của cộng

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
172    77    2    27-04-2024
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.