Đề tài tiến hành nghiên cứu những giải pháp quản lý rừng trên cơ sở cộng đồng ở vùng đệm khu bảo tồn thiên nhiên. Góp phần thúc đẩy quá trình nâng cao nhận thức và kiến thức của cộng đồng, tạo điều kiện cho việc kết hợp những kinh nghiệm truyền thống với khoa học hiện đại để hình thành những cách thức mới trong quản lý rừng. Mời các bạn cùng tham khảo! | BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP - TRỊNH NHÂN TƯỜNG NGHIÊN CỨU MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ RỪNG TRÊN CƠ SỞ CỘNG ĐỒNG TẠI XÃ YÊN NHÂN THUỘC VÙNG ĐỆM KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN XUÂN LIÊN TỈNH THANH HÓA LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP Hà Nội 2012 1 ĐĂT VẤN ĐỀ Yên Nhân là một xã thuộc vùng đệm khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên tỉnh Thanh Hóa nằm trong lưu vực thượng nguồn Sông Khao vùng phòng hộ đầu nguồn Sông Chu. Về tài nguyên môi trường và cộng đồng dân cư ở đây đang có một tiềm năng to lớn cho sự phát triển kinh tế xã hội. Với diện tích đất lâm nghiệp rộng lớn chiếm 85 tổng diện tích đất tự nhiên phần lớn là đất rừng tự nhiên. Đây là nguồn tài nguyên quý giá và phong phú nhất của địa phương. Mặt khác địa bàn xã nằm trong khu vực có điều kiện khí hậu đất đai thuận lợi là tiềm năng để phát triển nhiều loại cây rừng cây công nghiệp cây ăn quả cây dược liệu và chăn nuôi. Cùng với truyền thống đoàn kết dân tộc và những kiến thức bản địa phong phú lao động dồi dào cũng là nguồn tài nguyên quan trọng góp phần phát triển kinh tế xã hội va ổn định cuộc sống cho người dân địa phương. Tuy nhiên trong nhiều năm qua do khai thác và sử dụng rừng chưa hợp lý hoạt động săn bắn và khai thác gỗ trái phép mỗi ngày một gia tăng đã làm cho diện tích rừng tự nhiên của xã Yên Nhân bị thu hẹp chất lượng rừng suy giảm khả năng cung cấp lâm sản các chức năng phòng hộ cải tạo môi trường sinh thái vv không đáp ứng được nhu cầu tình trạng hạn hán lũ lụt xảy ra hàng năm gây nhiều thiệt hại cho hoạt động sản xuất nông lâm nghiệp dẫn đến tình rạng kinh tế xã hội chậm phát triển đời sống nhân dân nghèo nàn lạc hậu. Để khắc phục đói nghèo người dân phải khai thác lâm sản săn bắn động vật trong khu bảo tồn thiên nhiên. Ngoài ra còn săn bắn động vật hoang dã từ khu bảo tồn thiên nhiên di chuyển ra vùng đệm tạo ra sự di chuyển một chiều của động vật hoang dã từ khu bảo tôn thiên nhiên ra vùng đệm và bị mất dần qua hoạt động săn bắn của người dân. Quá trình đó đã