Bài nghiên cứu được thực hiện nhằm góp phần cung cấp cơ sở khoa học cũng như thực tiễn trong việc lượng hóa giá trị hấp thụ CO2 của rừng Khộp nói riêng và đối tượng rừng tự nhiên nói chung, làm cơ sở cho việc thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng ở Việt Nam trong giai đoạn sắp tới. Mời các bạn cùng tham khảo! | BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP LÊ THỊ TÚ XÁC ĐỊNH TRỮ LƯỢNG CO2 HẤP THỤ CỦA CÁC TRẠNG THÁI RỪNG KHỘP TẠI TỈNH ĐĂK LĂK LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP Hà Nội 2011 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP LÊ THỊ TÚ XÁC ĐỊNH TRỮ LƯỢNG CO2 HẤP THỤ CỦA CÁC TRẠNG THÁI RỪNG KHỘP TẠI TỈNH ĐĂK LĂK Chuyên ngành Lâm học Mã số LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS. TS. Võ Đại Hải Hà Nội 2011 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Biến đổi khí hậu hiện nay đã không còn chỉ là mối quan tâm của một quốc gia một tổ chức nào đó mà là của toàn thế giới. Nguyên nhân chủ yếu gây ra biến đổi khí hậu và sự nóng lên của bầu không khí là do nồng độ khí nhà kính chủ yếu là C02 đang có xu hướng gia tăng rất nhanh. Chỉ hơn 100 năm qua nồng độ CO2 trong khí quyển đã tăng từ 250 ppm lên tới 360 ppm vào năm 2000 IPCC 2001 và 385 ppm vào năm 2007 Trevor 2008 . Ở giai đoạn hiện nay nồng độ khí CO2 tăng khoảng 10 trong chu kỳ 20 năm UNFCCC 2005 . Theo dự báo của các chuyên gia nếu không có biện pháp hữu hiệu để giảm bớt khí thải nhà kính thì nhiệt độ mặt đất sẽ tăng lên 1 80 - 6 40 vào năm 2100 lượng mưa sẽ tăng lên 5 - 10 băng ở 2 cực và các vùng núi cao sẽ tan nhiều hơn mức nước biển sẽ dâng lên khoảng 70 - 100 cm và sẽ gây ra những hậu quả hậu quả sẽ rất nặng nề cho con người. Sự ra đời của Nghị định thư Kyoto dựa trên Công ước khung của Liên hiệp quốc về biến đổi khí hậu United Nations Framework Convention on Climate Change UNFCCC - 1992 thể hiện sự quan tâm của toàn nhân loại về vấn đề biến đổi khí hậu toàn cầu. Nghị định được đưa ra vào tháng 12 năm 1997 và có 160 quốc gia đã thông qua trong đó có Việt Nam đã thông qua ký kết với 3 cơ chế quan trọng là Cơ chế Đồng thực hiện JI cơ chế Phát triển sạch CDM và cơ chế Mua bán quyền phát thải ET . Trong 3 cơ chế trên thì cơ chế phát triển sạch là cơ chế mềm dẻo nhất và đem lại nhiều lợi ích cho các nước đang phát triển. Tuy nhiên Nghị định thư Kyoto sẽ hết .