Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Nghiên cứu tác động của người dân địa phương đến tài nguyên rừng tại Khu bảo tồn thiên nhiên Bắc Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị

Bài nghiên cứu này được thực hiện nhằm góp phần xây dựng các luận cứ khoa học giải quyết mối quan hệ giữa bảo tồn đa dạng sinh học và sinh kế của người dân sống trong và Khu bảo tồn thiên nhiên Bắc Hướng Hóa nói riêng. Đồng thời, nghiên cứu cũng góp phần cung cấp cơ sở thực tiễn quan trọng cho công tác quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững TNR trên cơ sở cộng đồng địa phương. Mời các bạn cùng tham khảo! | BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP - - NGÔ VIẾT HUY NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA NGƯỜI DÂN ĐỊA PHƯƠNG ĐẾN TÀI NGUYÊN RỪNG TẠI KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN BẮC HƯỚNG HÓA TỈNH QUẢNG TRỊ LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP HÀ NỘI NĂM 2011 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP - NGÔ VIẾT HUY NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA NGƯỜI DÂN ĐỊA PHƯƠNG ĐẾN TÀI NGUYÊN RỪNG TẠI KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN BẮC HƯỚNG HÓA TỈNH QUẢNG TRỊ Chuyên ngành LÂM HỌC Mã số LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. Lê Sỹ Việt HÀ NỘI NĂM 2011 ĐẶT VẤN ĐỀ Gần 5 thập kỷ qua nhiều thành tựu đã đạt được trong công tác quản lý bảo tồn hệ thống rừng đặc dụng vai trò của các KBT VQG trong phát triển kinh tế ở cấp quốc gia và địa phương ngày càng được khẳng định. Nhận thức về vai trò của rừng đặc dụng đối với bảo vệ ĐDSH môi trường trong xã hội được tăng cường đáng kể. Song việc bảo vệ quản lý các KBT VQG đã và đang gặp không ít khó khăn từ phía người dân và cộng đồng địa phương. Điều khó khăn lớn nhất gặp phải trong việc quản lý là số dân sinh sống ở vùng giáp ranh KBT thậm chí ngay cả trong khu bảo tồn đã tạo sức ép nặng nề lên KBT. Bắt đầu từ những thay đổi của họ về vị trí nhà ở về thói quen chiếm hữu đất đai canh tác phát nương làm rẫy săn bắt động vật chặt gỗ lấy củi thu lượm các sản phẩm từ rừng và do đó ảnh hưởng đến công tác bảo vệ. TNR là nguồn sống chủ yếu của người dân sống trong và ven rừng từ bao đời nay giờ đây dường như đã không còn là của họ. Họ đa số là người nghèo dân trí thấp họ cho rằng việc thành lập KBT VQG không đem lại lợi ích gì cho họ mà chỉ bị thiệt thòi vì không được tự do khai thác một phần tài nguyên thiên nhiên như trước nữa. Trong khi đó các sinh kế tạo nguồn thu nhập khác cho người dân địa phương chưa bù đắp được sự thiếu hụt lớn lao này. Chính vì vậy mâu thuẫn đã nảy sinh giữa KBT VQG với người dân địa phương- những người đã và đang sống phụ thuộc một phần vào nguồn TNR. Do đó việc tồn

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.