Luận văn này nghiên cứu cơ sở lý luận của Quy hoạch sử dụng đất, Phát triển sản xuất nông lâm nghiệp trên địa bàn xã Sơn Kim 1. Phân tích, đánh giá được ĐKTN, KTXH, hiện trạng quản lý, SDĐ nông, lâm nghiệp của xã Sơn Kim 1. Lựa chọn được tập đoàn cây trồng, vật nuôi phù hợp với thực tiễn địa phương. Mời các bạn cùng tham khảo! | BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP DƯƠNG VĂN MINH NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT NÔNG LÂM NGHIỆP TẠI XÃ SƠN KIM 1 HUYỆN HƯƠNG SƠN TỈNH HÀ TĨNH LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP HÀ NỘI 2012 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP DƯƠNG VĂN MINH NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT NÔNG LÂM NGHIỆP TẠI XÃ SƠN KIM 1 HUYỆN HƯƠNG SƠN TỈNH HÀ TĨNH Chuyên ngành Lâm học Mã số LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TRẦN HỮU VIÊN HÀ NỘI 2012 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá là tư liệu sản xuất đặc biệt là thành phần quan trọng hàng đầu của môi truờng sống là địa bàn phân bố các khu dân cư xây dựng các cơ sở kinh tế văn hoá xã hội an ninh quốc phòng. Không giống tư liệu sản xuất khác nếu được sử dụng hợp lý thì trong quá trình sản xuất đất đai không những không bị bào mòn mà ngày càng tốt lên. Sử dụng hợp lý đất đai là yêu cầu cần thiết cho sự PTBV. Chỉ có QHSDĐ phù hợp với từng địa bàn cụ thể đất đai mới đáp ứng được yêu cầu trên. QHSDĐ là một hệ thống các biện pháp kinh tế kỹ thuật và pháp chế của Nhà nước về tổ chức SDĐ đầy đủ hợp lý có hiệu quả cao thông qua việc phân phối và tái phân phối quỹ đất tổ chức SDĐ như một tư liệu sản xuất cùng với các tư liệu sản xuất khác gắn liền với đất và nâng cao hiệu quả SDĐ hiệu quả sản xuất xã hội tạo điều kiện bảo vệ đất và bảo vệ môi trường. Để đảm bảo cho sản xuất nông lâm nghiệp tăng trưởng liên tục lâu dài và bền vững cho NTMN đòi hỏi công tác QHSDĐ nông lâm nghiệp phải được chú trọng và quan tâm hàng đầu. Công tác QHSDĐ phải là bước đi đầu tiên có tính chất hoạch định cho PTSX nông lâm nghiệp. Do đó cần phải có sự phối kết hợp xem xét cân nhắc kỹ lưỡng nhằm phát huy tối đa những mặt thuận lợi của ĐKTN KTXH phù hợp với nguồn lực với tâm tư nguyện vọng phong tục tập quán của người dân địa phương. Để QHSDĐ PTSX nông lâm nghiệp có