Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Nghiên cứu một số đặc tính sinh học của loài Dầu đồng (Dipterocarpus tuberculatus Roxb) và Cà chít (Shorea obtusa Wall) phân bố trong rừng khộp ở Tây Nguyên

Luận văn này nghiên cứu xác định một số đặc tính sinh học cơ bản của loài Dầu đồng, Cà chít phân bố trong rừng khộp ở Tây Nguyên và góp phần hiểu biết sâu hơn về hai loài cây này làm cơ sở khoa học để đề xuất một số giải pháp kỹ thuật lâm sinh trong công tác bảo tồn và phát triển loài. Mời các bạn cùng tham khảo! | BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP VŨ VĂN KHOÁT NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC TÍNH SINH HỌC CỦA LOÀI DẦU ĐỒNG Dipterocarpus tuberculatus Roxb VÀ CÀ CHÍT Shorea obtusa Wall PHÂN BỐ TRONG RỪNG KHỘP Ở TÂY NGUYÊN LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP Hà Tây-2007 1 MỞ ĐẦU Năm 1943 nước ta có khoảng rừng với độ che phủ 43 70 diện tích đất trong cả nước. Đến năm 1990 chỉ còn lại với độ che phủ 28 . Cho tới năm 2000 nhờ những nỗ lực to lớn trong hoạt động phục hồi rừng và trồng rừng độ che phủ đã lên tới 33 20 với tổng diện tích là . Tới năm 2006 thì tổng diện tích là với độ che phủ là 38 8 2 . Số liệu diễn biến tài nguyên rừng từ năm 1990 tới nay cho thấy đã có chiều hướng tăng đáng kể. Tuy nhiên chất lượng rừng vẫn còn xa mức ổn định và đang tiếp tục chịu những áp lực lớn. Khai thác trái phép bừa bãi không tuân thủ các nguyên tắc lâm sinh đang gây thiệt hại lớn vốn rừng làm cạn kiệt tài nguyên rừng. Canh tác nương rẫy đang làm cho diện tích rừng bị thu hẹp lại và nạn cháy rừng xảy ra ngày càng nhiều hơn. Vì vậy diện tích rừng có tăng nhưng chưa đạt hiệu quả phòng hộ môi trường. Suy thoái tài nguyên rừng kéo theo suy thoái tài nguyên đa dạng sinh học mất rừng làm cho đất đai xói mòn rửa trôi. Theo Vũ Biệt Linh và cộng sự 1998 10 thì ở Việt Nam có khoảng ha rừng thưa ở các lập địa khô hạn rừng khộp . Hồ Viết Sắc 1998 15 thì cho rằng diện tích rừng khộp có khoảng ha riêng ở khu vực Easup và phía bắc tỉnh Đak Lak đã có khoảng ha rừng khộp. Trong giai đoạn từ năm 1975 đến năm 1990 rừng khộp hầu như đã bị khai thác cạn kiệt trong giai đoạn này gỗ khai thác chính của tỉnh Đak Lak chủ yếu là từ rừng khộp. Các loài cây họ Dầu hiện chỉ còn gặp nhiều trong các khu bảo tồn vì trong những năm qua do khai thác quá mức chiến tranh tàn phá mà diện tích cây họ Dầu đã suy giảm nghiêm trọng. Theo Viện điều tra quy hoạch rừng 1994 24 ở thời điểm năm 1959 diện tích các loại rừng có cây họ .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.