Mục tiêu nghiên cứu của đề tài xây dựng cơ sở dữ liệu định lượng đa dạng sinh học, làm rõ một số đặc điểm kết cấu (đường kính, chiều cao và trữ lượng) và tình hình tái sinh tự nhiên của hai trạng thái rừng IIIA2 và IIIA1. Mời các bạn cùng tham khảo! | BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP amp PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP NGUYỄN TIÊN PHONG NGHIÊN CỨU CẤU TRÚC VÀ TÍNH ĐA DẠNG CỦA THỰC VẬT THÂN GỖ TẠI VƯỜN QUỐC GIA BÙ GIA MẬP CHUYÊN NGÀNH LÂM HỌC MÃ SỐ LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. NGUYỄN TRỌNG BÌNH Đồng Nai 2012 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Tài nguyên rừng có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển của loài người rừng là cái nôi của sự sống là lá phổi xanh của nhân loại có giá trị to lớn trong việc phòng hộ bảo vệ môi trường sinh thái giữ nước chống xói mòn rửa trôi lũ lụt hạn hán cung cấp nguồn nước sạch sinh hoạt và sản xuất cho con người. Rừng là bảo tàng sống sinh động nhất có giá trị bảo tồn đa dạng sinh học trong đó có nhiều nguồn gen quý hiếm. Rừng phục vụ cho việc phát triển các ngành nông nghiệp thủy lợi thủy điện công nghiệp du lịch an ninh quốc phòng . Ngoài ra sản phẩm của rừng như gỗ và lâm sản ngoài gỗ phục vụ các nhu cầu thiết yếu của cộng đồng các dân tộc từ miền núi nông thôn đến thành thị. Từ xưa đến nay nói đến giá trị của rừng ông cha ta thường kể đến các loài gỗ quý như đinh lim sến táu dổi vàng tâm . để xây dựng nhà cửa đóng đồ mộc trang trí trong nhà chứ ít ai nhắc đến các sản vật khác lấy từ rừng. Mất rừng đã gây ra những hậu quả rất nặng nề về kinh tế - xã hội môi trường trên toàn cầu. Ở Việt Nam tình hình diễn biến tài nguyên rừng cũng xảy ra tương tự năm 1943 diện tích rừng toàn quốc là 14 3 triệu ha tương ứng độ che phủ là 43 đến năm 2005 diện tích rừng toàn quốc chỉ còn 12 616 triệu ha độ che phủ 37 thấp hơn chỉ số mức báo động độ che phủ tối thiểu để duy trì cân bằng hệ sinh thái cho một quốc gia. Mất rừng kéo theo mất diện tích rừng mất đi những loài động thực vật giảm tính đa dang sinh học của Quốc gia. nguồn http Theo cách tính của các nhà khoa học thì tốc độ tuyệt chủng trung bình trong quá khứ vào khoảng 9 trên một triệu năm Rauf 1998 tức khoảng 0 000009 trong một năm. Như vậy cứ khoảng 5 năm mất đi một