Luận văn "Đánh giá hiệu quả quản lý rừng dựa vào cộng đồng vùng dân tộc Khmer ven biển tỉnh Sóc Trăng" được đặt ra, nhằm phát huy vai trò cộng đồng dân tộc Khmer trong việc quản lý tài nguyên thiên nhiên, đồng thời nâng cao đời sống dân cư vùng ven biển một cách bền vững. Mời các bạn cùng tham khảo! | BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP LÝ HÒA KHƯƠNG ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ QUẢN LÝ RỪNG DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG VÙNG DÂN TỘC KHMER VEN BIỂN TỈNH SÓC TRĂNG LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP Đồng Nai 2012 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP LÝ HÒA KHƯƠNG ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ QUẢN LÝ RỪNG DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG VÙNG DÂN TỘC KHMER VEN BIỂN TỈNH SÓC TRĂNG CHUYÊN NGÀNH LÂM HỌC MÃ SỐ LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC . PHẠM XUÂN HOÀN Đồng Nai 2012 Chú ý Phần trình bày của các mục trong trang bìa đều quy định cỡ chữ em đã chỉnh lại theo quy định khi ra in anh bảo đừng có chỉnh cỡ chữ nữa nha Gáy luận văn LÝ HÒA KHƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP ĐỒNG NAI 2012 CỠ CHỮ 14 1 MỞ ĐẦU Rừng là một bộ phận của môi trường sống là tài nguyên quý giá của đất nước có khả năng tái tạo rất phong phú đa dạng có giá trị to lớn nhiều mặt đối với nền kinh tế quốc dân văn hoá cộng đồng du lịch sinh thái nghiên cứu khoa học an ninh quốc gia và chất lượng cuộc sống của cả dân tộc. Việc bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng là trách nhiệm và nghĩa vụ của toàn xã hội. Trong những năm qua công tác bảo vệ và phát triển rừng luôn được nhà nước quan tâm. Với chủ trương xã hội hóa công tác bảo vệ và phát triển rừng đã mở ra những triển vọng to lớn cho sự tham gia đông đảo của nhiều lực lượng khác nhau vào các hoạt động lâm nghiệp phát huy được sức mạnh của toàn xã hội tham gia vào công tác bảo vệ và phát triển rừng kết hợp giữa bảo vệ rừng với phát triển kinh tế xã hội xóa đói giảm nghèo . Chính vì thế ngành lâm nghiệp nước ta đã và đang từng bước hội nhập trong xu hướng phát triển của khu vực và trên thế giới chuyển đổi dần sang lâm nghiệp xã hội. Xu thế phát triển này đã tạo ra nhiều nhân tố tích cực đa dạng hoá các hình thức quản lý và phương thức tiếp cận mới đối với quản lý tài nguyên rừng. Một trong những hình thức đó là quản lý rừng dựa vào cộng đồng Community-Based Forest Management-CBFM .