Những vấn đề chung về giảng dạy theo hướng tích cực hóa người học

Tài liệu bàn về việc giảng dạy tích cực giúp cho người học trở nên chủ động, tự tin, biết cách học, biết cách làm, biết cách giao tiếp xã hội, biết cách khẳng định chân lí, tạo nên con người rất thực tế, thích hoạt động, dẫn đến sự năng động và sáng tạo trong tư duy, trong hoạt động cuộc sống. Mời các bạn cùng tham khảo! | CHUYÊN ĐỀ 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ GIẢNG DẠY THEO HƯỚNG TÍCH CỰC HOÁ NGƯỜI HỌC . Phương pháp giảng dạy tích cực - lấy người học làm trung tâm Đổi mới phương pháp giảng dạy trong giáo dục đào tạo ở Việt Nam trong những năm qua thực chất là bước chuyển đổi từ chương trình đào tạo tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học. Để thực hiện theo cách tiếp cận đó người dạy chuyển từ phương pháp dạy học theo lối quot truyền thụ một chiều quot sang dạy cách học cách vận dụng kiến thức rèn luyện kỹ năng hình thành năng lực và phẩm chất. Cho đến ày tồn tại hai quan niệm về phương pháp giảng dạy với nhiều nét khác biệt rõ rệt. Quan niệm thứ nhất giảng dạy theo lối truyền thụ một chiều - người thầy đóng vai trò trung tâm. Hoạt động chính của giảng dạy là thầy giảng trò ghi thầy nói trò nghe. Người giảng dạy thì truyền đạt chủ yếu bằng độc thoại những kiến thức đóng khung trong khuôn khổ định sẵn và áp đặt người thầy làm mẫu và người học làm theo người giảng dạy độc quyền đánh giá người học và cho điểm. Điều này dễ dẫn tới việc nhồi nhét kiến thức làm cho người học bị nghẹn thậm chí khó có thể tiếp thu. Quan niệm thứ hai giảng dạy là hoạt động của thầy và trò được thực hiện theo một chiến lược chương trình đã được thiết kế tác động đến người học nhằm hướng tới mục tiêu hình thành và phát triển phẩm chất năng lực của người học. Đây là hoạt động tương tác có tính đặc thù thầy trò cùng nhau - gọi là Giảng dạy có sự cùng tham gia . Ở đó người thầy không áp đặt không giáo điều cứng nhắc mà chỉ dẫn cho trò biết cách học và suy nghĩ do chính mình. Người thầy khuyến khích chứ không ngăn chặn những đáp ứng thông minh và có tính cách phê phán của trò. Với mô hình này đóng vai trò trung tâm trong hoạt động giảng dạy không phải là thầy mà là trò. Chính vì thế mô hình giảng dạy này có tên gọi khác là giảng dạy Lấy người học làm trung tâm hay còn gọi là Giảng dạy tích cực vì phát huy được tính tích cực chủ động của nhân vật trung tâm - người học. Thực tế cho thấy cách thức

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
259    316    5    26-04-2024
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.