2005 có lẽ là năm sôi động nhất đối với hệ thống ngân hàng Việt Nam. Tin tức về việc cổ phần hoá Vietcombank, các ngân hàng nước ngoài trở thành cổ đông chiến lược của sacombank, ACB. thường xuyên là tin chính trong các chuyên mục kinh tế, thậm chí trên trang chủ của hầu hết các báo trong suốt 365 ngày qua. Tín hiệu này cho thấy, một nền kinh tế thị trường, nền kinh tế có hệ thống tài chính đóng vai trò trung tâm, đang ngày một rõ nét ở Việt Nam. . | Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Niên khoá 2005-2006 Tài chính phát triển Bài đọc Cải cách hệ thống ngân hàng con đường còn lắm chông gai CẢI CÁCH HỆ THỐNG NGÂN HÀNG CON Đường Còn lắm chông gai 2005 có lẽ là năm sôi động nhất đối với hệ thống ngân hàng Việt Nam. Tin tức về việc cổ phần hoá Vietcombank các ngân hàng nước ngoài trở thành cổ đông chiến lược của sacombank ACB. thường xuyên là tin chính trong các chuyên mục kinh tế thậm chí trên trang chủ của hầu hết các báo trong suốt 365 ngày qua. Tín hiệu này cho thấy một nền kinh tế thị trường nền kinh tế có hệ thống tài chính đóng vai trò trung tâm đang ngày một rõ nét ở Việt Nam. Tuy nhiên hệ thống tài chính do các ngân hàng đóng vai trò chủ đạo có làm tốt vai trò hệ tuần hoàn cho nền kinh tế hay không là vấn đề sẽ được bàn luận trong bài viết này. Những điểm sáng của hệ thống ngân hàng Việt Nam Có thể thấy rằng các ngân hàng Việt Nam ngày càng có vai trò quan trọng đối với nền kinh tế. Bắt đầu thời kỳ đổi mới vai trò này hầu như chỉ là một con số không tròn trĩnh Tý lệ túi dụng so với GDP vào năm 2003 đó là chưa kể đến tác động của việc cung tiền quá mức trong những năm 1985 tạo ra hiện tượng siêu lạm phát và sự đổ bể của các hợp tác xã tín dụng trong những năm 1989 đã để lại những hậu quả hết sức nặng nề cho nền kinh tế và lòng tin của công chúng vào hệ thống ngân hàng giảm sút nghiêm trọng. Nhưng đến thời điểm hiện nay ngân hàng đã là kênh huy động cung ứng vốn chính cho nền kinh tế với 30 vốn đầu tư phát triển hàng năm và 40 tổng nhu cầu vốn của các doanh nghiệp được tài trợ bởi tín dụng ngân hàng. Tuy còn thấp hơn so với một số nước khác nhưng tổng dự nợ tín dụng qua hệ thống ngân hàng vào cuối năm 2005 đã trên 60 GDP cao hơn mức bình quân chung của các nước có thu nhập thấp. Không những thế nếu trong những năm giữa thập niên 1990 phần lớn hơn 3 4 nguồn vốn của các ngân hàng đổ vào các doanh nghiệp nhà nước DNNN thì đến cuối năm 2005 con số này chỉ còn khoảng 30 . Ngoài ra các sản phẩm dịch vụ nhất là