Đôi khi ta bắt gặp đâu đó cảnh “cơm không lành, canh không ngọt” giữa chủ doanh nghiệp và người lao động, thậm chí mối quan hệ giữa hai bên còn căng thẳng và mang tính khiêu khích. Tình trạng như vậy được gọi là provocation – kiểu khiêu khích, chọc tức. Nhiều chuyên gia nhân sự đã sử dụng biện pháp khiêu khích như một trong những bí quyết trong phỏng vấn nhằm nhận biết tính cách đích thực của ứng viên, đặc biệt là đối với ứng viên vào các vị trí cao cấp. Những người chủ doanh. | Phương pháp khiêu khích và vấn đề nhân sự Nhật An Đôi khi ta bắt gặp đâu đó cảnh cơm không lành canh không ngọt giữa chủ doanh nghiệp và người lao động thậm chí mối quan hệ giữa hai bên còn căng thẳng và mang tính khiêu khích. Tình trạng như vậy được gọi là provocation - kiểu khiêu khích chọc tức. Nhiều chuyên gia nhân sự đã sử dụng biện pháp khiêu khích như một trong những bí quyết trong phỏng vấn nhằm nhận biết tính cách đích thực của ứng viên đặc biệt là đối với ứng viên vào các vị trí cao cấp. Những người chủ doanh nghiệp cũng tỏ ra ưa thích lối chọc tức này khi ra quyết định sa thải một nhân viên vô dụng hày đơn giản là để chứng minh quyền uy sức mạnh của mình. Trong quá trình phỏng vấn vị thế của nhà tuyển dụng và ứng viên nhiều khi là tương đương nhau. Ở đây phương pháp khiêu khích không gây ra hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp xấu nhất có thể ứng viên không được tiếp nhận vào làm việc hoặc có ấn tượng không tốt về cuộc yết kiến với nhà tuyển dụng. Còn trong cách hành xử giữa ông chủ và người lao động phương pháp này nhiều khi để lại những hậu quả khó lường. Phỏng vấn kiểu gây sốc Nếu trong lúc đang trả lời phỏng vấn chiếc tủ hồ sơ cạnh bạn bỗng nhiên đổ sập thì bạn cũng đừng vội lo lắng. Đó có thể là một sự cố hữu ý của nhà tuyển dụng để thăm dò phản ứng của bạn - một chuyên gia tuyển dụng đã từng nói nửa đùa nửa thật như vậy. Trên thực tế có khá nhiều chuyên gia nhân sự dày dạn kinh nghiệm thích sử dụng phương pháp này trong các cuộc phỏng vấn của mình nhằm nhận diện một cách tối đa chân dung ứng viên. Những cuộc phỏng vấn kiểu này thường được gọi là phỏng vấn gây sốc. Đối với các vị trí quan trọng phương pháp này có thể được cụ thể hóa thành những câu hỏi dò xét hay gài bẫy nhằm kiểm tra tính trung thực sự nhanh nhạy của ứng viên nếu như nhà tuyển dụng cảm thấy nghi ngờ chưa tin tưởng. Khi đến dự phỏng vấn ứng viên thường đã chuẩn bị sẵn trong đầu các phương án trả lời câu hỏi. Thông thường họ đã chuẩn bị trước một số đáp án cho các câu hỏi thông .