Bài viết "Sử dụng phương tiện và kỹ thuật dạy học theo hướng tương tác trong dạy học kỹ thuật" bàn về sự tương tác chủ yếu giữa các yếu tố của hệ thống dạy học, sự tương tác đa chiều này tạo nên hiệu quả, chất lượng của quá trình dạy học. Mời các bạn cùng tham khảo! | SỬ DỤNG PHƯƠNG TIỆN VÀ KỸ THUẬT DẠY HỌC THEO HƯỚNG TƯƠNG TÁC TRONG DẠY HỌC KỸ THUẬT . Nguyễn Văn Khôi Khoa Sư phạm Kỹ thuật Đại học Sư phạm Hà Nội. 1. KHÁI NIỆM . Thuật ngữ phương tiện dạy học PTDH ở đây trước hết là nói đến những đối tượng vật chất được giáo viên GV sử dụng với tư cách là những phương tiện điều khiển hoạt động nhận thức của học sinh HS nó còn là nguồn tri thức phong phú để học sinh lĩnh hội kiến thức và rèn luyện kỹ năng. Chẳng hạn các vật thật mô hình hình vẽ mô phỏng đối tượng nhận thức. . Nói đến kỹ thuật dạy học KTDH là nói đến những phương tiện kinh nghiệm thủ thuật hệ thống và trình tự các thao tác của GV được sử dụng trong quá trình tổ chức điều khiển hoạt động nhận thức của HS. KTDH phụ thuộc vào phương tiện điều kiện dạy học cụ thể và nó thể hiện trình độ tay nghề của GV. . Nói đến tương tác là nói đến sự hợp tác cộng tác tác động qua lại giữa các thành tố của hệ thống dạy học bao gồm GV HS mục tiêu chương trình - nội dung phương pháp dạy học PPDH PTDH và kiểm tra - đánh giá ĐG . Từ luận điểm của C. Mác khi phân tích lịch sử phát triển của các hình thái kinh tế xã hội. Những thời đại kinh tế khác nhau không phải ở chỗ chúng sản xuất ra cái gì mà là ở chỗ chúng sản xuất bằng cách nào với những tư liệu lao động nào gợi cho ta thấy vai trò của PTDH và KTDH đối với nghề nghiệp của GV. Đó chính là các yếu tố kết nối giữa những thành tố nói trên của hệ thống dạy học đặc biệt là các thành tố GV - HS nội dung và PPDH. Song PTDH dù có hiện đại đến đâu thì bản thân nó cũng không thể thay thế được vai trò của GV mà trước hết là PPDH KTDH của họ. Ngược lại PPDH KTDH của GV cũng lại chịu sự quy định của điều kiện PTDH cụ thể. Thành thử giữa các yếu tố nội dung phương tiện kỹ thuật dạy học có mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau và với chủ thể học tập HS . Mối quan hệ đó chính là sự tương tác chủ yếu giữa các yếu tố của hệ thống dạy học. Sự tương tác đa chiều này tạo nên hiệu quả chất lượng của quá trình dạy học. 2. VÌ SAO TRONG DẠY .