Luận văn tập trung phân tích, đánh giá NLCT của Vùng cho phát triển cụm ngành sản xuất ĐTDĐ, qua đó dựng lên bức tranh tổng quát NLCT của Vùng và đưa ra những khuyến nghị chính sách phù hợp để phát triển cụm ngành. | -i- LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan luận văn này hoàn toàn do tôi thực hiện. Các đoạn trích dẫn và số liệu sử dụng trong luận văn đều được dẫn nguồn và có độ chính xác cao nhất trong phạm vi hiểu biết của tôi. Luận văn này không nhất thiết phản ánh quan điểm của Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh hay Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright. Thành phố Hồ Chí Minh ngày 24 tháng 7 năm 2015 Tác giả luận văn Hà Thanh Tịnh -ii- LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright và các quý thầy cô giáo đã giảng dạy giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này. Đặc biệt tôi xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc tới thầy Nguyễn Xuân Thành người đã hướng dẫn tận tình chia sẻ thông tin và giúp đỡ tôi rất nhiều trong suốt quá trình làm luận văn của mình. Tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn tới lãnh đạo và các đồng nghiệp tại Sở Thông tin và Truyền thông Vĩnh Phúc đã tạo điều kiện để tôi được tham gia khóa học và hoàn thành luận văn thạc sỹ này. Tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn tới gia đình người thân và bạn bè những người đã luôn ủng hộ giúp đỡ động viên để tôi có thêm động lực tham gia khóa học và hoàn thành khóa học. -iii- TÓM TẮT Nghiên cứu này đánh giá năng lực cạnh tranh NLCT của Vùng Hà Nội Bắc Ninh Thái Nguyên và Vĩnh Phúc trong phát triển cụm ngành sản xuất điện thoại di động ĐTDĐ . Đây là các địa phương được lựa chọn theo tiêu chí có vị trí địa lý tiếp giáp nhau gần Cảng hàng không quốc tế Nội Bài tương đồng trong chính sách phát triển công nghiệp điện tử có mức độ gắn kết cao về cơ sở hạ tầng kinh tế và lao động trong đó Bắc Ninh Thái Nguyên là địa phương đặt nhà máy sản xuất ĐTDĐ của Samsung và Microsoft. Bức tranh kinh tế cho thấy Vùng Hà Nội Bắc Ninh Thái Nguyên và Vĩnh Phúc sau đây gọi là Vùng có vị trí quan trọng và đóng góp lớn vào tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2013 đóng góp gần 20 GDP 3 4 địa phương có đóng góp vào ngân sách trung ương. Nhiều ngành kinh tế của Vùng chiếm hơn 30 tỷ trọng cả nước như vận tải truyền thông chiếm 58 9 công nghiệp