Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng hệ thống xe buýt nhanh (BRT) của người dân thành phố Đà Nẵng

Nghiên cứu này được thực hiện nhằm mục tiêu tìm ra các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng BRT của người dân đang sống ở TP. Đà Nẵng. Đề tài đã xây dựng được mô hình nghiên cứu dựa trên việc tham khảo các nghiên cứu trên thế giới. | i LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan luận văn này hoàn toàn do tôi thực hiện. Các đoạn trích dẫn và số liệu sử dụng trong luận văn đều đƣợc dẫn nguồn và có độ chính xác cao nhất trong phạm vi hiểu biết của tôi. Luận văn này không nhất thiết phản ánh quan điểm của Trƣờng Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh hay Chƣơng trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright. TP. Hồ Chí Minh ngày tháng năm 2013 Tác giả Lê Thị Kim Nga ii TÓM TẮT LUẬN VĂN Kẹt xe ùn tắc giao thông là một trong những vấn nạn của các thành phố lớn và phát triển nhƣ Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Đà Nẵng sẽ không phải là một ngoại lệ khi mà tốc độ tăng xe ô tô bình quân 10-15 mỗi năm. ALMEC và Tranconcen dự báo trong tƣơng lai từ năm 2016 TP. Đà Nẵng sẽ xảy ra ùn tắc giao thông. Vì vậy cần ƣu tiên cho VTCC khối lƣợng lớn sử dụng ít không gian đƣờng và nhiên liệu hơn PTCN. Hệ thống xe buýt nhanh BRT là lựa chọn của chính quyền TP. Tuy nhiên về VTCC hiện Đà Nẵng chỉ có duy nhất một tuyến xe buýt có tần suất chạy xe rất thấp và không thu hút đƣợc sự tham gia của ngƣời dân. Vì vậy mục tiêu của nghiên cứu là xác định các yếu tố ảnh hƣởng đến ý định sử dụng BRT của ngƣời dân và đo lƣờng mức độ ảnh hƣởng của các yếu tố này đến ý định sử dụng. Cơ sở lý thuyết đƣợc áp dụng trong nghiên cứu là Thuyết hành vi hoạch định TPB và Mô hình chấp nhận công nghệ TAM . Mô hình nghiên cứu đƣợc tác giả tổng hợp từ những nghiên cứu trên thế giới và rút ra mô hình phù hợp với thực trạng Việt Nam với 6 nhóm nhân tố. Nghiên cứu đã khảo sát 200 ngƣời bằng cách phỏng vấn trực tiếp hoặc qua website có 190 ngƣời trả lời hợp lệ. Phân tích nhân tố ban đầu đƣợc thực hiện với 31 biến sau khi loại bỏ 10 biến không phù hợp mô hình điều chỉnh còn 21 biến đại diện cho 5 nhóm nhân tố tác động đến Ý định sử dụng BRT BI gồm Nhận thức sự hữu ích PU Nhận thức tính dễ sử dụng PEU Chuẩn chủ quan SN Thói quen sử dụng PTCN HB Chất lƣợng dịch vụ SQ . Kết quả phân tích hồi quy cho thấy mô hình nghiên cứu là phù hợp không xảy ra hiện tƣợng đa cộng tuyến. Trong đó mức độ tác .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.