Nghiên cứu này nhằm xác định những nguyên nhân gây ra khó khăn trong tiếp cận chương trình CSGDMN cho trẻ em các gia đình lao động nhập cư tại quận Thủ Đức, từ đó đưa ra những gợi ý chính sách cho cơ quan quản lý nhằm giảm thiểu những khó khăn này và thông qua đó nâng cao khả năng tiếp cận CSGDMN cho các trẻ. | BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - NGUYỄN THỊ SINH NHỮNG RÀO CẢN TRONG TIẾP CẬN CHĂM SÓC VÀ GIÁO DỤC MẦM NON CỦA TRẺ EM CÁC GIA ĐÌNH LAO ĐỘNG DI CƯ TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Chuyên ngành Chính sách công Mã số LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. DWIGHT H. PERKIN TP. HỒ CHÍ MINH NĂM 2014 -i- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này hoàn toàn do tôi thực hiện. Các đoạn trích dẫn và số liệu trong luận văn đều được dẫn nguồn và có độ chính xác cao nhất trong phạm vi hiểu biết của tôi. Luận văn này không nhất thiết phản ánh quan điểm của Trường đại học Kinh tế TpHCM hay của Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright. Thành phố Hồ Chí Minh ngày 05 05 2014 Người viết cam đoan. Nguyễn Thị Sinh -ii- TÓM TẮT Chăm sóc và giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân. Những chăm sóc và kích thích đầu đời có khả năng đem lại những đổi thay to lớn cho một cuộc đời. Tuy vậy chất lượng chăm sóc và giáo dục mầm non tại các đô thị trong những năm qua gặp rất nhiều trục trặc đặc biệt tại các cơ sở mầm non ngoài công lập gây tổn hại đến sức khỏe tinh thần và thậm chí là sinh mạng trẻ. Tư nhân hóa giáo dục mầm non diễn ra ở một số quốc gia vì nhiều lý do. Trước hết vì chi phí đầu tư cho giáo dục ở cấp bậc này rất tốn kém và các nước trong quá trình phát triển thường không cấp đủ kinh phí để tài trợ cần phải sử dụng nguồn lực tư nhân. Sau đó là vì các nhà kinh tế và quản lý cho thấy rằng việc cho phép khối tư nhân tham gia sẽ tạo nên một thị trường cạnh tranh và quan hệ cung cầu sẽ giúp gia tăng lượng trẻ tiếp cận cũng như gia tăng chất lượng. Báo cáo về Giám sát toán cầu về giáo dục mầm non của Liên Hợp Quốc 2007 cho thấy tại rất nhiều các quốc gia phát triển khối tư nhân đang cung cấp một chương trình có chất lượng tốt hơn so với khối nhà nước. Tuy vậy trong quá trình đạt được sự hợp lý về quản lý giám sát của nhà nước để gia tăng không ngừng chất lượng chăm sóc và giáo dục đồng thời với duy trì động cơ lợi .