Bài viết trình bày cơ chế sinh bệnh của kháng insulin; Kháng insulin và cường insulin máu tác động trực tiếp lên thành động mạch; Tác dụng gián tiếp của insulin qua trung gian các rối loạn lipid; Tác dụng gián tiếp của insulin qua trung gian THA; Tác dụng sinh huyết khối do giảm quá trình huỷ fibrine; . | ĐỀ KHÁNG INSULIN TRONG TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO Hoàng Khánh Trường Đại học Y Dược Huế Lê Thanh Hải BV Đa khoa tỉnh Thừa Thiên Huế Hiện nay ngoài những yếu tố nguy cơ YTNC cổ điển đã và đang nghiên cứu trên nhóm bệnh tai biến mạch máu não TBMMN thì việc nghiên cứu tình trạng kháng insulin trên bệnh TBMMN sẽ bổ sung thêm một YTNC mới vào bức tranh tổng thể các YTNC của bệnh TBMMN nói riêng và bệnh lý mạch máu nói chung ở Việt nam. Vậy cơ chế bệnh sinh của đề kháng insulin trong bệnh lý mạch máu nói chung và trong TBMMN như thế nào 1. Cơ chế sinh bệnh của kháng insulin Một câu hỏi được đặt ra là Kháng insulin và cường insulin máu khi đói và hoặc sau khi uống glucose là một dấu chỉ điểm đơn thuần hay là một yếu tố nguy cơ thật sự của bệnh lý mạch máu Kháng insulin và cường insulin máu có thể có một tác dụng ảnh hưởng đến quá trình sinh xơ vữa hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp qua những bất thường chuyển hoá tăng huyết áp và béo phì trung tâm. Trong thực nghiệm việc cho insulin và gây kháng insulin có thể thúc đẩy sự tiến triển của những tổn thương xơ vữa ngăn chặn sự thoái triển thậm chí ức chế tác dụng bảo vệ của estrogen - Kháng insulin và cường insulin máu tác động trực tiếp lên thành động mạch Insulin có tác dụng kích thích sự tăng sinh của những tế bào thành động mạch. Tác dụng này có thể qua trung gian sự gia tăng sản xuất của IGF1. Ngoài ra lượng insulin máu cao có thể làm giảm hoạt tính của của những thụ thể đặc hiệu trên các đại thực bào đối với những sản phẩm cuối của glycosyl hoá advanced glycosylation end products và thúc đẩy các tác dụng có hại của những sản phẩm này trên thành động mạch. Kháng insulin hiện diện trong hai nhóm bệnh nhồi máu não và xuất huyết não và IGF-1 huyết tương có thể chiếm một vai trò quan trọng trong KI ở bệnh nhân TBMMN cấp. Kháng Insulin là yếu tố nguy cơ mạnh nhất của dày lớp áo trong - áo giữa của động mạch cảnh. Một vấn đề được coi là phát hiện quan trọng là hầu hết các thiếu máu cục bộ não có nguồn gốc từ các mạch lớn vùng cổ như .