Cùng tham khảo "Đề thi kết thúc học phần môn Logic học năm 2019-2020 - Trường Đại học Ngân Hàng (Đề 1)" dưới đây, giúp các em ôn tập lại các kiến thức đã học, đánh giá năng lực làm bài của mình và chuẩn bị kì thi sắp tới được tốt hơn với số điểm cao như mong muốn. | TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG ĐỀ THI KẾT THÚC HỌC PHẦN KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ MÔN LOGIC HỌC số câu trong đề thi 32 Thời gian làm bài 60 phút Họ và tên . MSSV . NỘI DUNG ĐỀ THI A. PHẦN TRẮC NGHIỆM Câu 1. Quy luật loại trừ cái thứ ba còn được phát biểu như thế nào trong lịch sử Lôgích học a. Một sự vật là chính nó. b. Một sự vật không thể vừa là nó vừa không phải là nó. c. Một sự vật có thể thế này nhưng cũng có thể thế khác. d. Một sự vật hoặc có hoặc không có chứ không thể có trường hợp thứ ba. Câu 2. Một trong những nhược điểm của logic học hình thức là a. Tách rời hành vi lập luận với đối tượng của lập luận. b. Quan tâm đến bản thân đối tượng tư tưởng trong hiện thực. c. Đồng nhất các phẩm chất xác định của đối tượng tư tưởng được phản ánh trong tư duy với bản thân đối tượng tư tưởng trong hiện thực. d. D A B C đều đúng. Câu 3. Sử dụng từ ngữ một cách mập mờ để giải thích cùng một từ theo các cách khác nhau là vi phạm yêu cầu của quy luật QL nào a. QL đồng nhất. b. QL lý do đầy đủ. c. QL không mâu thuẫn. d. Không hề vi phạm các QL cơ bản của tư duy tuy nhiên vi phạm quy tắc định nghĩa khái niệm. Câu 4. Mệnh đề Hai tư tưởng TT không cùng đúng tương đương lôgích với mệnh đề nào a. Hai TT không thể cùng sai. b. Hai TT trong đó nếu TT này đúng thì TT còn lại sai. c. Hai TT trong đó nếu TT này sai thì TT còn lại đúng. d. Hai TT trong đó nếu TT này đúng thì TT kia sai và nếu TT này sai thì TT kia đúng. Câu 5. Khi khảo sát một tư tưởng lôgích hình thức chủ yếu làm gì a. A Chỉ để ý đến hình thức của tư tưởng. b. Chỉ để ý đến nội dung của tư tưởng. c. Vừa để ý đến nội dung vừa để ý đến hình thức của tư tưởng. d. Tuỳ từng trường hợp mà để ý đến nội dung hình thức hay để ý đến cả hai. Câu 6. Quy luật đồng nhất có sơ sở khách quan là hiện thực thể hiện a. Sự đứng im tương đối sự ổn định về chất của đối tượng được tư tưởng. b. Sự đồng nhất tư tưởng với đối tượng được tư tưởng. c. Tính bất biến của đối tượng được tư tưởng. d. Cả A B và C . Câu 7. Nội hàm NH và ngoại diên ND