Bố cục luận văn gồm phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, luận văn được chia làm 2 chương: Chương 1 - Cơ sở l luận và thực tiễn; Chương 2 - Biện pháp dạy học thanh nhạc cho giọng nam trung. Để hiểu rõ hơn mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết của luận văn này. | BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NGUYỄN VIỆT CƯỜNG DẠY HỌC THANH NHẠC CHO GIỌNG NAM TRUNG TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG VĂN HÓA NGHỆ THUẬT VIỆT BẮC LUẬN VĂN THẠC SĨ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC ÂM NHẠC Khóa 9 2017-2019 Hà Nội 2019 CÔNG TRÌNH ĐÃ ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG Người hướng dẫn khoa học Nguyễn Thị Tố Mai Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ tại trường ĐHSP Nghệ thuật Trung ương Vào ngày 15 tháng 8 năm 2019 Có thể tìm hiểu luận văn tại Thư viện Trường ĐHSP Nghệ thuật Trung ương 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Thanh nhạc là bộ môn nghệ thuật kết hợp giữa âm nhạc và ngôn ngữ có vai trò quan trọng trong đào tạo âm nhạc. Giọng hát của con người có sức biểu hiện lớn lao nó có thể phát ra lời mà không một loại nhạc cụ nào làm được. Nhờ đó mà tiếng hát của con người có sức diễn đạt tinh tế hữu hiệu có tính giáo dục cao ở nhiều phương diện khác nhau. Đồng thời ngôn ngữ làm cho âm nhạc rõ ràng dễ hiểu đi sâu vào mọi tầng lớp trong xã hội và là nghệ thuật biểu hiện của cái đẹp tâm tư tình cảm và khát vọng của con người. Để có một chất giọng đẹp người hát phải luôn chú trọng đến vấn đề kỹ thuật thanh nhạc đây là điểm then chốt và là yếu tố không thể thiếu trong quá trình học thanh nhạc. Bên cạnh đó cần phải kiên trì và có phương pháp luyện tập hiệu quả cũng như am hiểu sâu rộng về các môn âm nhạc khác. Có như vậy người hát mới phát huy được tối đa được chất giọng của mình thể hiện tốt các bài hát mang lại cho người nghe những rung cảm sâu lắng. Là một giảng viên đã giảng dạy thanh nhạc nhiều năm tại Trường Cao đẳng VHNT Việt Bắc chúng tôi nhận thấy học sinh sinh viên của trường chủ yếu đến từ các tỉnh miền núi phía Bắc có các loại giọng đa dạng khác nhau nam cao nam trung nam trầm nữ cao. Trong đó giọng nam trung chiếm một số lượng không nhiều. Bên cạnh những thành tích đã đạt được trong giảng dạy cũng như đào tạo thanh nhạc cho giọng nam trung thành công thì vẫn còn có những .