Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là hệ thống hóa các vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến quản lý nhà nước về nông nghiệp. Đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về nông nghiệp trên địa bàn huyện IaH‟Drai, tỉnh Kon Tum thời gian qua. Đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường quản lý nhà nước về nông nghiệp trên địa bàn huyện IaH‟Drai, tỉnh Kon Tum trong thời gian đến. | ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ LÊ VĂN HOÀNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN IAH DRAI TỈNH KON TUM TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ Mã số 834 04 10 Đà Nẵng - Năm 2021 Công trình được hoành thành tại TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ ĐHĐN Ngƣời hƣớng dẫn KH TS. Nguyễn Hiệp Phản biện 1 TS. NGUYỄN HỒNG CỬ Phản biện 2 . NGUYỄN THẾ TRÀM Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Quản lý kinh tế họp tại trường Đại học kinh tế Đại học Đà nẵng vào ngày 27 tháng 3năm 2021. Có thể tìm hiểu luận văn tại - Trung tâm thông tin-Học liệu Đại học Đà Nẵng. - Thư viện trường Đại học Kinh tế Đại học Đà Nẵng. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Sau hơn 5 năm thành lập huyện IaH Drai tỉnh Kon Tum sản xuất nông nghiệp vẫn là ngành kinh tế chủ đạo. Ngành nông nghiệp của huyện phát triển chưa bền vững tốc độ tăng trưởng không đồng đều sức cạnh tranh thấp chưa tận dụng tốt nguồn lực để phát triển sản xuất công tác nghiên cứu chuyển giao khoa học - công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực còn hạn chế. Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế và đổi mới cách thức sản xuất trong nông nghiệp còn chậm phổ biến vẫn là sản xuất nhỏ phân tán năng suất chất lượng giá trị gia tăng nhiều mặt hàng thấp. Các ngành nghề dịch vụ ngành nông nghiệp phát triển chậm chưa thúc đẩy mạnh việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế và lao động trong nông nghiệp. Sản xuất nông nghiệp phát triển thiếu quy hoạch kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội còn yếu kém thiếu đồng bộ môi trường ngày càng bị ảnh hưởng do sản xuất năng lực thích ứng đối phó với thiên tai còn nhiều hạn chế. Đời sống vật chất và tinh thần của người dân ở đây còn thấp tỷ lệ hộ nghèo cao. Thực trạng nêu trên có thể do nhiều nguyên nhân trong đó chủ đạo là từ công tác quản lý nhà nước. Việc hoạch định và thực thi chính sách có liên quan đến phát triển nông nghiệp của huyện thời gian qua còn chậm nội dung chính sách còn chưa thông thoáng thiếu đồng bộ chưa phù hợp với nền sản xuất hàng hóa và thúc đẩy sản xuất nông nghiệp.