Bài nghiên cứu này trình bày kết quả nghiên cứu định tính về áp lực công việc của GV trung học phổ thông (THPT) trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM). Kết quả phỏng vấn 30 GV cho thấy GV chịu áp lực nhiều nhất từ các công việc hành chính, khối lượng công việc, áp lực liên quan đến chuyên môn, rồi đến áp lực từ ứng xử, thái độ của học sinh (HS), và cuối cùng là áp lực kinh tế. Bài viết cũng đưa ra các hàm ý quản trị liên quan đến áp lực của nghề giáo. Mời các bạn cùng tham khảo! | TẠP CHÍ KHOA HỌC HO CHI MINH CITY UNIVERSITY OF EDUCATION TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH JOURNAL OF SCIENCE Tập 18 Số 8 2021 1470-1484 Vol. 18 No. 8 2021 1470-1484 ISSN 2734-9918 Website http Bài báo nghiên cứu ÁP LỰC CÔNG VIỆC CỦA GIÁO VIÊN TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Phạm Thị Hương1 Nguyễn Thành Long2 Đặng Hùng Vũ 3 Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh Việt Nam 1 2 Trường Đại học Trà Vinh Việt Nam 3 Trường Đại học An Giang Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh Việt Nam Tác giả liên hệ Phạm Thị Hương Email Ngày nhận bài 20-6-2021 ngày nhận bài sửa 15-7-2021 ngày duyệt đăng 15-8-2021 TÓM TẮT Nghề giáo là một nghề nghiệp đặc thù. Có nhiều nghiên cứu quốc tế về áp lực của giáo viên GV nhưng ở Việt Nam các nghiên cứu này còn khá hạn chế. Bài viết trình bày kết quả nghiên cứu định tính về áp lực công việc của GV trung học phổ thông THPT trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh TPHCM . Kết quả phỏng vấn 30 GV cho thấy GV chịu áp lực nhiều nhất từ các công việc hành chính khối lượng công việc áp lực liên quan đến chuyên môn rồi đến áp lực từ ứng xử thái độ của học sinh HS và cuối cùng là áp lực kinh tế. Bài viết cũng đưa ra các hàm ý quản trị liên quan đến áp lực của nghề giáo. Từ khóa áp lực hành chính ứng xử thái độ của học sinh nghề giáo áp lực công việc khối lượng công việc 1. Đặt vấn đề Giáo dục được khẳng định là quốc sách hàng đầu được ưu tiên đầu tư vì nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực đủ năng lực phẩm chất cho sự phát triển của đất nước. Điều này được khẳng định trong Luật Giáo dục Vietnam National Assembly 2005 2009 . Nhiệm vụ này càng nhiều thử thách hơn trong bối cảnh kinh tế xã hội thế giới chịu tác động mạnh mẽ của kinh tế tri thức công nghệ thông tin truyền thông và toàn cầu hóa. Trước tình hình và yêu cầu mới Đảng và Nhà nước đã đưa ra chính sách nhằm đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục trong Nghị quyết 29 NQ-TW Central Committee of Vietnam Communist Party 2013 Nghị quyết số 88 2014 .