Mục tiêu nghiên cứu của đề tài nhằm phân tích các vấn đề lý luận về quản lý nhà nước về đất đai, đánh giá đúng thực tế về công tác QLDĐ tại huyện Quế Sơn. Từ đó đưa ra các giải pháp phù hợp, để hoàn thiện tốt hơn công tác QLNN về đất đai tại huyện Quế Sơn trong thời gian đến. | ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ NGUYỄN CÔNG SƠN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN QUẾ SƠN TỈNH QUẢNG NAM TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ Mã số ĐÀ NẴNG - Năm 2020 Công trình được hoành thành tại TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ ĐHĐN Ngƣời hƣớng dẫn KH TS. Nguyễn Thị Thủy Phản biện 1 TS. Phạm Quang Tín Phản biện 2 TS. Lâm Minh Châu Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ Quản lý kinh tế họp tại Trường Đại Kinh tế Đại học Đà Nẵng vào ngày 14 tháng 11 năm 2020. Có thể tìm hiểu luận văn tại - Trung tâm thông tin-Học liệu Đại học Đà Nẵng. - Thư viện trường Đại học Kinh tế Đại học Đà Nẵng. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Đối với mỗi quốc gia đất đai chính là lãnh thổ thiêng liêng là tư liệu sản xuất chủ yếu nguồn lực đặc biệt quan trọng để phát triển đất nước là cơ sở tiên quyết của các hoạt động trên các lĩnh vực đầu tiên là trên lĩnh vực sản xuất nông nghiệp. Đây là nguồn tài nguyên bị giới hạn về số lượng con người có thể thay đổi mục đích sử dụng đất cải tạo đất thay đổi tính chất của đất nhưng không thể làm tăng diện tích đất hoặc giảm diện tích đất. Nếu công tác quản lý đất đai QLĐĐ được thực hiện tốt thì nền KT-XH có nhiều chuyển biến mạnh mẽ cũng như nâng cao hiệu quả trong vệc thu hút đầu tư trên các ngành Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp CN-TTCN thương mại - dịch vụ TM-DV tình hình kinh tế Chính trị ổn định giảm thiểu mâu thuẫn liên quan đến đất đai người dân được giải quyết việc làm ổn định. Vì vậy vấn đề cần thiết là thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước QLNN về đất đai. Cùng với đó việc áp dụng luật và các văn bản quy định khác liên quan đến công tác QLĐĐ vẫn còn hạn chế. Việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất GCNQSDĐ cho các chủ sử dụng đất còn chậm vấn đề tranh chấp đất đai còn xảy ra ở nhiều địa phương. Để công tác quản lý và sử dụng đất SDĐ ngày càng hiệu quả hơn góp phần vào việc phát triển KT-XH tại địa phương chúng ta cần phải rút kinh nghiệm từ thực tế. Xuất phát từ thực tiễn .