Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu làm sáng tỏ những lý luận và vấ đề cơ bản về phát triển nguồn nhân lực trong tổ chức, từ đó đưa ra các đề xuất cac nội dung phát triển nguồn nhân lực trong tổ chức cho phù hợp với bối cảnh thực tế hiện nay cũng như trong tương lai. | ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ PHẠM NGHĨA HÒA PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CỤC THUẾ TỈNH QUẢNG NGÃI TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH Mã số Đà Nẵng Năm 2021 Công trình được hoàn thành tại TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ ĐHĐN Người hướng dẫn khoa học . Nguyễn Thanh Liêm Phản biện 1 . Trần Trung Vinh Phản biện 2 TS. Lê Quang Hiếu Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ quản trị kinh doanh họp tại Trường Đại học Kinh tế Đại học Đà Nẵng vào ngày 27 tháng 3 năm 2021 Có thể tìm hiểu luận văn tại Trung tâm Thông tin-Học liệu Đại học Đà Nẵng Thư viện trường Đại học Kinh tế ĐHĐN 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Thuế là nguồn thu chủ yếu của Ngân sách Nhà nước là công cụ góp phần điều chỉnh các mục tiêu kinh tế vĩ mô của Nhà nước giúp điều tiết nền kinh tế và đảm bảo công bằng xã hội. Hơn 75 năm hình thành và phát triển của hệ thống thuế Việt Nam đội ngũ công chức thuế có vai trò đặc biệt quan trọng là lực lượng nòng cốt trực tiếp thực hiện chức năng nhiệm vụ của ngành thuế và đóng góp rất nhiều công sức vào thành tích của ngành thuế. Thực trạng quản lý thuế nước ta tuy đã có nhiều bước phát triển đáng ghi nhận nhưng vẫn còn khoảng cách khá xa so với các nước tiên tiến các vấn đề như thiếu kiến thức chuyên sâu thiếu chuyên nghiệp và thiếu kỹ năng quản lý thuế hiện đại vẫn tồn tại trong đội ngũ công chức thuế. Cục Thuế tỉnh Quảng Ngãi cũng không nằm ngoài thực trạng đó. Việc phát triển nguồn nhân lực của Cục Thuế ngoài những tồn tại chung của toàn xã hội thì vẫn tồn tại nhiều bất cập. Công tác này còn thiếu đồng bộ và chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển trong giai đoạn hiện nay và thời gian tới. Về cơ bản hoạt động trên vẫn thực hiện theo các thói quen đã hình thành từ trước. Cơ cấu nguồn nhân lực chưa thật sự bám sát các nhiệm vụ của cơ quan việc đào tạo để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho người lao động chưa thật sự xuất phát từ yêu cầu của công việc và khả năng của người lao động mà chỉ mang .