Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là hệ thống hóa những vấn đề lý luận về quản lý đào tạo nghề cho thanh niên. Làm rõ thực trạng, chỉ ra những tồn tại, hạn chế, nguyên nhân của các mặt hạn chế trong công tác quản lý đào tạo nghề cho thanh niên trên địa bàn tỉnh Gia Lai. Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý đào tạo nghề cho thanh niên trên địa bàn tỉnh Gia Lai. | ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÕ HOÀNG MINH QUẢN LÝ ĐÀO TẠO NGHỀ CHO THANH NIÊN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH GIA LAI TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ Mã số Đà Nẵng - Năm 2020 2 Công trình được hoàn thành tại TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Ngƣời hƣớng dẫn khoa học ĐẶNG VĂN MỸ Phản biện 1 TS. Nguyễn Hiệp Phản biện 2 . Nguyễn Thị Như Liêm Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Quản lý kinh tế họp tại Trường Đại học Kinh tế Đại học Đà Nẵng vào ngày 17 tháng 10 năm 2020 Có thể tìm hiểu luận văn tại Trung tâm Thông tin-Học liệu Đại học Đà Nẵng Thư viện trường Đại học Kinh tế ĐHĐN 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Tính đến 31 12 2019 toàn tỉnh có thanh niên 2 21 triệu người Niêm giám thống kê tỉnh Gia Lai 2019 . Đây là lực lượng vô cùng quan trọng đóng góp vào sự phát triển chung của toàn tỉnh. Thời gian qua UBND tỉnh đã ban hành và tổ chức thực hiện nhiều chính sách hỗ trợ thanh niên tạo hành lang pháp lý điều kiện thuận lợi cho các cấp ngành triển khai thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về công tác thanh niên. Tuy nhiên công tác quản lý đào tạo nghề cho thanh niên còn nhiều hạn chế. Công tác quy hoạch phát triển mạng lưới cơ sở dạy nghề còn nhiều bất cập việc đầu tư cơ sở vật chất trang thiết bị dạy nghề ở các trung tâm dạy nghề cấp huyện còn chưa phù hợp công tác tuyên truyền phổ biến chính sách pháp luật về dạy nghề cho thanh niên chưa hiệu quả bộ máy quản lý nhà nước các cấp về công tác đào tạo nghề chưa hoàn thiện thiếu kinh nghiệm việc triển khai công tác đào tạo nghề cho thanh niên chưa gắn kết chặt lẽ với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội với thị trường lao động công tác kiểm tra giám sát chưa thực hiện thường xuyên và còn thiếu chặt chẽ dẫn đến chất lượng hiệu quả đào tạo chưa cao chưa phù hợp với nhu cầu của người học và người sử dụng lao động. Từ những lý do trên tác giả quyết định chọn đề tài Quản lý đào tạo nghề cho thanh niên trên địa bàn tỉnh Gia Lai làm đề tài cho luận .