Bước đầu nghiên cứu tác động của cống đập Ba Lai đến hệ sinh thái nhân văn huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre

Bài viết thông tin đến bạn những vấn đề được đặt ra là từ khi cống đập Ba Lai được xây dựng thì các hoạt động sinh kế của người dân tại huyện Bình Đại chuyển đổi, tác động của đập Ba Lai đến người dân, ảnh hưởng của đập đến hệ sinh thái tự nhiên, . Mời các bạn cùng tham khảo! | BƯỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA CỐNG ĐẬP BA LAI ĐẾN HỆ SINH THÁI NHÂN VĂN HUYỆN BÌNH ĐẠI TỈNH BẾN TRE Ngô Xuân Quảng Nguyễn Xuân Đồng Phòng Công nghệ và Quản lý Môi trường Viện Sinh học Nhiệt đới Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam Ann Vanreusel Đại học Ghent Vương quốc Bỉ Ngô Thị Thu Trang Khoa Địa lý Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh Tóm tắt Cống đập Ba Lai nối hai xã là xã Thạnh Trị huyện Bình Đại và xã Tân Xuân huyện Ba Tri trên sông Ba Lai tỉnh Bến Tre. Huyện Bình Đại nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Bến Tre. Cống đập Ba Lai được đưa vào vận hành từ tháng 4 năm 2002 đã làm thay đổi hoàn toàn các quá trình động lực sông biển và thay đổi đáng kể đặc điểm tự nhiên của các vùng nội đồng. Từ đó các hoạt động sinh kế của người dân tại huyện Bình Đại cũng thay đổi để phù hợp với điều kiện tự nhiên. Bằng phương pháp đánh giá nhanh nông thôn với các kỹ thuật chính là kế thừa tài liệu thứ cấp phỏng vấn và điều tra bằng bảng hỏi với 190 hộ dân nhóm tác giả nhận dạng các tác động của cống đập Ba Lai đến hệ sinh thái nhân văn của huyện Bình Đại thể hiện rõ nét như i Nhiều hộ dân đã phải chuyển đổi sinh kế để đảm bảo cuộc sống của gia đình họ phải phát triển thêm các hoạt động mới để tăng thêm thu nhập hoặc chuyển đổi đối tượng sản xuất để phù hợp với điều kiện môi trường mới. Hiện tại có những hộ dân hoạt động sinh kế đem lại hiệu quả kinh tế cao nhưng đi ngược lại với mục tiêu quy hoạch của đập Ba Lai nên gặp khó khăn trong việc công khai sản xuất và hợp tác với chính quyền địa phương. Điều này cho thấy xã hội tự lựa chọn và tự đào thải để phù hợp với điều kiện sản suất và lợi nhuận mà họ thu được ii Đời sống của một số hộ dân sống bằng hoạt động khai thác thủy sản đã bị giảm thu nhập so với thời kỳ trước đó do sự cạn kiệt dần nguồn thủy sản tự nhiên iii Đập ngăn lưu thông dòng chảy dẫn đến ô nhiễm môi trường cục bộ ứ đọng các chất thải chất gây ô nhiễm đặc biệt là ô nhiễm do xả thải từ nuôi trồng thủy sản iv Ngoài ra việc

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.