Cách ứng phó với stress của công nhân tại Công ty trách nhiệm hữu hạn Hà Nội Lace Việt Nam

Bài viết này đề cập đến cách ứng phó với stress của công nhân tại công ty trách nhiệm hữu hạn Hà Nội Lace Việt Nam (TNHH HNL Vina). Có 296 công nhân tham gia vào cuộc nghiên cứu. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi được sử dụng chính trong nghiên cứu, nhằm tìm hiểu cách ứng phó với stress của công nhân trong hoạt động nghề nghiệp. Mời các bạn cùng tham khảo! | CÁCH ỨNG PHÓ VỚI STRESS CỦA CÔNG NHÂN TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN HÀ NỘI LACE VIỆT NAM Trịnh Viết Then1 Nguyễn Thị Minh2 1 Trường Đại học Công nghệ TP. HCM 2 Phân viện Học viện hành chính Quốc gia cơ sở tại thành phố Hồ Chí Minh TÓM TẮT Bài viết này đề cập đến cách ứng phó với stress của công nhân tại công ty trách nhiệm hữu hạn Hà Nội Lace Việt Nam TNHH HNL Vina . Có 296 công nhân tham gia vào cuộc nghiên cứu. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi được sử d ng chính trong nghiên cứu nhằm tìm hiểu cách ứng phó với stress của công nhân trong hoạt động nghề nghiệp. Kết quả cho thấy các cách ứng phó với stress của công nhân bao gồm 3 cách ứng phó ứng phó tập trung vào vấn đề và tìm kiếm sự trợ giúp ứng phó lảng tránh ứng phó tiêu cực. Trong đó cách ứng phó tập trung vào vấn đề và tìm kiếm sự trợ giúp cách ứng phó lảng tránh được công nhân chú trọng sử d ng nhiều hơn cách ứng phó tiêu cực khi gặp stress. Từ khóa Stress ứng phó stress ứng phó với stress ở công nhân. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Khi các nguồn tác nhân gây stress tác động đến công nhân tùy thuộc vào kinh nghiệm stress của mình mỗi công nhân có cách thức chiến lược ứng phó với stress khác nhau nhằm giảm stress và giảm thiểu những trải nghiệm stress tiêu cực ở công nhân. Ứng phó là một khái niệm được đề cập rất nhiều trong các nghiên cứu về stress của các tác giả trong nước và trên thế giới. Khái niệm ứng phó xuất phát từ tiếng Anh cope có nghĩa là ứng phó đương đầu đối mặt thường là trong tình huống bất thường tình huống khó khăn và stress. Trong tâm l học khái niệm ứng phó được hiểu theo hai cách. Thư nhất chỉ quan tâm đến tính chất của hoàn cảnh chuyển trọng tâm chú ý từ chủ thể sang toàn bộ hoàn cảnh mà trong đó chủ thể tồn tại. Thứ hai quan tâm đến sự khác biệt cá nhân trong ứng phó không tập trung chú đến cái chung và cái ổn định của cá nhân mà chú đến cái đặc thù và thay đổi của từng con người c thể trong những điều kiện c thể 1 . Tác giả Ross và Altmaier 1994 cho rằng ứng phó được hiểu theo ba khía cạnh .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.