Mục tiêu trọng tâm của đề tài là trên cơ sở phân tích thực trạng công tác Quản lý nhà nước về tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Nam thời gian qua. Từ đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác Quản lý nhà nước về tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Nam trong thời gian đến. | ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ NGUYỄN THỊ TÁM QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NAM TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ Mã số Quảng Nam Năm 2020 Công trình được hoàn thành tại TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ ĐHĐN Ngƣời hƣớng dẫn khoa học Nguyễn Trƣờng Sơn Phản biện 1 . Nguyễn Phúc Nguyên Phản biện 2 . Trương Tấn Quân Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ Quản lý kinh tế họp tại Trường Đại Kinh tế Đại học Đà Nẵng vào ngày 24 tháng 10 năm 2020. Có thể tìm hiểu luận văn tại - Trung tâm Thông tin-Học liệu Đại học Đà Nẵng - Thư viện trường Đại học Kinh tế ĐHĐN 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Quảng Nam là tỉnh có nhiều cơ sở sản xuất sản phẩm tiểu thủ công nghiệp TTCN tại các làng nghề làng nghề truyền thống tạo ra những sản phẩm nổi tiếng gắn liền với giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc được nhiều người tiêu dùng biết đến. Các làng nghề đã tồn tại và phát triển đến ngày hôm nay bằng sự đóng góp bởi công sức trí tuệ của các thế hệ đi trước đi kèm với những dấu ấn văn hoá - lịch sử kết tinh trong từng sản phẩm cùng với sự ưu đãi của thiên nhiên ban tặng cho con người đất Quảng. Các làng nghề đã tạo ra việc làm thường xuyên cho lao động và tăng thu nhập cho lao động nông thôn lao động tham gia làng nghề và có thu nhập từ làng nghề không bị giới hạn người già trẻ em thậm chí người khuyết tật vẫn có thể tham gia làng nghề còn là giải pháp giữ chân người lao động ở lại địa phương giảm bớt áp lực về việc làm tại các thành phố lớn góp phần bình ổn xã hội đảm bảo an ninh quốc phòng. Bên cạnh đó các nghề tiểu thủ công nghiệp luôn chiếm vị trí quan trọng trong đời sống kinh tế - xã hội văn hóa tinh thần ở các vùng quê Việt Nam. Trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước và hội nhập kinh tế thế giới thì sự phát triển các nghề tiểu thủ công nghiệp có ý nghĩa quan trọng trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn gìn giữ và phát huy những giá trị văn hóa truyền .