Nội dung vấn đề chủ quyền quốc gia, dung lượng và hình thức thể hiện nó trong sách giáo khoa lịch sử (SGKLS) ở CHLB Đức được chúng tôi đề dưới đây có thể là một vài gợi ý tham khảo cho việc đổi mới nội dung chương trình SGKLS Việt Nam sau 2015, mà cụ thể là việc cân nhắc đưa nội dung chủ quyền lãnh thổ và thể hiện nội dung này. Mời các bạn cùng tham khảo! | DHTH amp DHPH ở trường trung học đáp ứng yêu cầu đổi mới CT và SGK sau năm 2015 Chủ quyền lãnh thổ trong sách giáo khoa lịch sử CHLB Đức Một vài suy nghĩ cho đổi mới sách giáo khoa Việt Nam sau 2015 Văn Ngọc Thành và ThS. Hoàng Thị Nga Chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ là vấn đề thiêng liêng đối với mỗi dân tộc do đó pháp luật quốc tế hiện đại và tập quán quốc tế đều thừa nhận tính bất khả xâm phạm của lãnh thổ quốc gia và biên giới quốc gia 1 . Đức là nước chủ trương hai cuộc chiến tranh thế giới xâm lược lãnh thổ trên phạm vi rộng nước Đức cũng chịu những thiệt hại nhất định về mặt lãnh thổ sau các cuộc chiến tranh này và ở đây họ cũng bị chia cắt Đông Đức Tây Đức suốt gần 50 năm nên ở Cộng hòa Liên bang CHLB Đức vấn đề chủ quyền lãnh thổ là chủ đề vừa quan trọng vừa có tính tế nhị. Nhận thức được điều đó vấn đề chủ quyền lãnh thổ và biên giới quốc gia được đưa vào chương trình học từ rất sớm và có một số điểm độc đáo. Nội dung vấn đề chủ quyền quốc gia dung lượng và hình thức thể hiện nó trong sách giáo khoa lịch sử SGKLS ở CHLB Đức được chúng tôi đề dưới đây có thể là một vài gợi ý tham khảo cho việc đổi mới nội dung chương trình SGKLS Việt Nam sau 2015 mà cụ thể là việc cân nhắc đưa nội dung chủ quyền lãnh thổ và thể hiện nội dung này. 1. Vấn đề chủ quyền lãnh thổ biên giới quốc gia được quy định trong Khung chương trình bộ môn Lịch sử Vấn đề chủ quyền lãnh thổ biên giới quốc gia đều được đưa vào Khung chương trình Lịch sử cho học sinh Sekundarstufe 1 tương đương THCS ở Việt Nam và Sekundarstufe 2 tương đương THPT 2 ở tất cả 16 bang ở CHLB Đức. Từ khung chương trình chung này các tác giả các nhà xuất bản sẽ hoàn toàn được tự do biên soạn nội dung cụ thể cho từng đề mục từng bài học và trình bày thể hiện với các dạng thức khác nhau. Các trường các giáo viên dạy học Lịch sử cũng dựa trên tình hình của bang của vùng để chọn lựa những cuốn sách cần thiết và phù hợp cho quá trình học tập bộ môn này của học sinh. Giảng viên Khoa Lịch sử Trường Đại học Sư phạm .