Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Kon Tum

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là trên cơ sở thực trạng công tác quản lý vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Kon Tum, đề xuất các giải pháp tăng cường quản lý vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới. | ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ PHAN VĂN TÙNG QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƢ TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC THỰC HIỆN CHƢƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KON TUM TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ Mã số Đà Nẵng - 2019 Công trình được hoàn thành tại TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ ĐHĐN Ngƣời hƣớng dẫn KH . BÙI QUANG BÌNH Phản biện 1 . ĐẶNG VĂN MỸ Phản biện 2 . NGUYỄN THỊ MINH HIỀN Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Quản lý kinh tế họp tại Trường Đại học Kinh tế Đại học Đà Nẵng vào ngày 7 tháng 9 năm 2019 Có thể tìm hiểu luận văn tại - Trung tâm Thông tin - Học liệu Đại học Đà Nẵng - Thư viện trường Đại học Kinh tế Đại học Đà Nẵng 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước NSNN là một trong những yếu tố quan trọng của nền kinh tế quốc dân và góp phần không nhỏ vào sự tăng trưởng của nền kinh tế. Tuy nhiên việc quản lý vốn đầu tư từ NSNN là một công tác phức tạp bởi trải qua nhiều khâu nhiều giai đoạn và liên quan đến nhiều cấp nhiều ngành nhiều lĩnh vực khác nhau. Vốn đầu tư từ NSNN được sử dụng nhằm nhiều mục đích trong đó có mục đích giúp giảm nghèo nhằm đạt được mục tiêu trong Chương trình mục tiêu quốc gia CTMTQG giảm nghèo bền vững GNBV . Công tác giảm nghèo ở tỉnh Kon Tum trong những năm qua được cấp ủy chính quyền các cấp quan tâm chỉ đạo thực hiện và đạt nhiều kết quả. Nghị quyết Đại hội XV Đảng bộ tỉnh đã đặt ra mục tiêu phấn đấu giảm hộ nghèo bình quân từ 3-4 năm theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020 trong đó các huyện nghèo theo Nghị quyết 30a khoảng 6-8 năm. Qua hơn 3 năm triển khai thực hiện công tác giảm nghèo của tỉnh đã đạt một số kết quả tích cực. Tỷ lệ hộ nghèo theo tiêu chí nghèo đa chiều giảm bình quân 3 năm. Tuy nhiên tỷ lệ hộ nghèo của Kon Tum hiện nay vẫn còn cao. Việc giảm nghèo chưa thật bền vững tỷ lệ hộ tái nghèo và hộ nghèo phát sinh mới còn cao khoảng 1 5 năm mặc dù tỉnh đã đầu tư đáng kể nguồn lực thực

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
24    21    1    30-11-2024
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.