Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là đánh giá cường độ nén còn lại của bê tông vỏ hầm Hải Vân 2 (mác 350) sau khi chịu tác dụng ở nhiệt độ cao từ 30 đến 600°C. Việc đánh giá này cũng được thực hiện mở rộng trên các loại bê tông có cường độ 25 và 50 MPa. | ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA NGUYỄN HOÀNG THANH QUÍ NGHIÊN CỨU CƯỜNG ĐỘ CÒN LẠI CỦA BÊ TÔNG VỎ HẦM HẢI VÂN 2 SAU KHI CHỊU TÁC DỤNG Ở NHIỆT ĐỘ CAO Chuyên ngành Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông Mã số TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT Đà Nẵng - Năm 2019 Công trình được hoàn thành tại TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA Người hướng dẫn khoa học TS. NGUYỄN VĂN THÁI Phản biện 1 TS. HOÀNG TRỌNG LÂM Phản biện 2 TS. NGUYỄN THẾ DƯƠNG Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ kỹ thuật Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông họp tại Trường Đại học Bách khoa Đà Nẵng vào ngày 21 tháng 12 năm 2018. Có thể tìm hiểu luận văn tại - Trung tâm Học liệu Đại học Đà Nẵng tại Trường Đại học Bách khoa -Thư viện Khoa kỹ thuật xây dựng công trình giao thông Trường Đại học Bách khoa - ĐHĐN 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Hầm Hải Vân là hầm đường bộ trên tuyến quốc lộ 1 nối tỉnh Thừa Thiên Huế và thành phố Đà Nẵng. Hầm được khời công xây dựng năm 2000 và khánh thành vào năm 2005. Công trình giúp giảm các vụ tai nạn giao thông tiết kiệm thời gian chi phí nhiên liệu so với đèo Hải Vân trước đây. Sau thời gian khai thác lưu lượng các phương tiện qua hầm đã tăng cao Bộ Giao thông vận tải đã phê duyệt dự án Hầm Hải Vân 2 được mở rộng từ hầm lánh nạn. Để hoàn thiện công trình và giúp công trình tăng tuổi thọ cũng như thẩm mỹ bề mặt vỏ hầm được bọc một lớp bê tông xi măng để bao phủ. Trong quá trình khai thác không tránh khỏi nguy cơ hỏa hoạn có thể xảy ra trong hầm dẫn đến sự mất ổn định của bê tông dưới các dạng bong tróc bề mặt nứt nẻ và có thể bị nổ. Trên thế giới cũng đã từng chứng kiến các vụ hỏa hoạn tại hầm Manche 1996 và 2008 nối liền Anh và Pháp Tauern 1999 ở Áo Mont Blanc 1999 nối liền Pháp Ý hay như công trình dân dụng như tháp Windsor thủ đô Mandrid Tây Ban Nha 2005 là những minh chứng cho sự mất ổn định này. Sự mất ổn định của bê tông sau hỏa hoạn làm cho kết cấu chịu lực bằng bê tông không còn đảm bảo điều kiện làm việc như ban đầu. .