Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là đề xuất các biện pháp quản lý (QL) nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả các HĐPT của HS THPT trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn hoạt động QL các hoạt động này tại 4 trường THPT ở thành phố Hội An. | BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG NGUYỄN THỊ NỮ HẠNH BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CÁC HOẠT ĐỘNG PHONG TRÀO CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỘI AN TỈNH QUẢNG NAM Chuyên ngành Quản lý giáo dục Mã số TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC Đà Nẵng - Năm 2016 Công trình được hoàn thành tại ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Người hướng dẫn khoa học TS. DƯƠNG MỘNG HÀ Phản biện 1 . Phan Minh Tiến Phản biện 2 . Nguyễn Bảo Hoàng Thanh Luận văn đã được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp thạc sĩ Giáo dục học họp tại Đại học Đà Nẵng vào ngày 08 tháng 01 năm 2016 Có thể tìm hiểu luận văn tại - Trung tâm Thông tin Học liệu Đại học Đà Nẵng - Thư viện Trường Đại học Sư phạm Đại học Đà Nẵng 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Nước ta đang bước vào giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa trong bối cảnh khoa học công nghệ phát triển như vũ bão. Sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội đặt ra yêu cầu nền giáo dục Việt Nam phải đổi mới thực sự để tạo ra lớp người lao động mới có khả năng làm chủ được khoa học - công nghệ hiện đại. Ở giai đoạn phổ thông cần trang bị cho học sinh những kiến thức cơ bản và những giá trị đạo đức cần có của người lao động. Hoạt động phong trào HĐPT của học sinh THPT là một trong những hình thức giáo dục của HĐGDNGLL. Thông qua các hoạt động này HS được trải nghiệm thực tế phát triển nhân các phù hợp với các chuẩn mực xã hội và với sự phát triển của nền khoa học hiện đại. Hội An vốn là một đô thị cổ với bề dày truyền thống về văn hóa và hiếu học đang được xây dựng thành thành phố văn hóa - sinh thái - du lịch của đất nước. Bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa của địa phương giữ gìn môi trường xanh sạch đẹp trong điều kiện hội nhập thế giới là trách nhiệm trong tương lai của thế hệ trẻ hôm nay. Thế nhưng thực tế đáng buồn là một bộ phận không nhỏ HS thanh thiếu niên hiện nay không xác định được động cơ học tập học chỉ để có bằng cấp chứ không phải để trang bị kiến thức cho bản thân thờ ơ với thời cuộc thậm chí bị lôi .