Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật: Xây dựng mô hình tính khả năng chịu uốn của cấu kiện bê tông cốt thép bị ăn mòn

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là tổng quan các mô hình tính khả năng chịu uốn của dầm bê tông cốt thép hiện tại (Mn), nổi bật các vấn đề cần được giải quyết Tổng quan các phương pháp tính độ tin cậy của kết cấu bê tông cốt thép. Chỉ ra ưu nhược điểm của từng phương pháp Xây dựng mô hình tính khả năng chịu uốn của dầm bê tông cốt thép bị ăn mòn (Mn). So sánh kết quả tính toán của mô hình so với kết quả của thí nghiệm cùng với kết quả của các mô hình hiện tại. Tính độ tin cậy kết cấu bê tông cốt thép bằng phương pháp Neutral Network kết hợp mô phỏng Monte Carlo. Xây dựng chương trình Matlab tính toán Mn trong bài toán biến xác định và bài toán biến ngẫu nhiên (độ tin cậy) | BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRẦN ĐÌNH MẠNH LINH XÂY DỰNG MÔ HÌNH TÍNH KHẢ NĂNG CHỊU UỐN CỦA CẤU KIỆN BÊ TÔNG CỐT THÉP BỊ ĂN MÒN Chuyên ngành Kỹ thuật xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp Mã số TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT Đà Nẵng Năm 2015 Công trình được hoàn thành tại ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Người hướng dẫn khoa học TS. Đào Ngọc Thế Lực Phản biện 1 . Trương Hoài Chính Phản biện 2 TS. Lê Anh Tuấn Luận văn sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Kỹ thuật họp tại Đại Học Đà Nẵng vào ngày 22 tháng 08 năm 2015. Có thể tìm hiểu Luận văn tại - Trung tâm Thông tin-Học liệu Đại học Đà Nẵng - Trung tâm Học liệu Đại học Đà Nẵng 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết Hiện tượng giảm cường độ các công trình bằng bê tông cốt thép do sự xâm thực của các tác nhân ăn mòn ngày càng mang tính cấp thiết. Hiện tại có rất nhiều đề tài nghiên cứu các khía cạnh của sự ăn mòn như tốc độ ăn mòn sự hình thành và phát triển vết nứt sự suy giảm lực dính giữa bê tông và cốt thép. Tuy nhiên vẫn ít các đề tài nghiên cứu đến sự suy giảm khả năng chịu uốn của cấu kiện bê tông cốt thép bị ăn mòn Mn . Vì vậy trong luận văn này tác giả sẽ đi sâu nghiên cứu khía cạnh này. Trong các bài toán kiểm tra khả năng chịu lực thông thường thì các yếu tố đầu vào như đặc trưng vật liệu đặc trưng hình học tải trọng độ ăn mòn .là các số xác định. Tuy nhiên trong bài toán thực tế các yếu tố đầu vào không phải là các số xác định mà là các biến ngẫu nhiên. Vì thế bài toán xác định độ tin cậy được sử dụng sẽ phù hợp hơn với thực tiễn. Từ trước đến nay để tính toán các bài toán độ tin cậy trong trường hợp khó xác định được hàm phá hủy thì người ta thường dùng phương pháp mô phỏng Monte Carlo. Nhược điểm của phương pháp này là để kết quả có độ tin cậy cao thì không gian mẫu của dữ liệu đầu vào phải lớn. Điều này dẫn đến khối lượng tính toán cực kỳ lớn và không khả thi đối với cả máy tính có cấu hình mạnh nhất. Sử dụng kết hợp phương pháp Neural Network và Monte Carlo có thể .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
10    74    1    27-04-2024
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.