Bàn về tác động của tỷ giá đến tăng trưởng và lạm phát ở Việt Nam giai đoạn 2005 – 2018 từ kết quả mô hình VECM

Trong bài viết, nhóm nghiên cứu đã hệ thống hóa cơ sở lý thuyết về cơ chế truyền dẫn tác động của tỷ giá đến tăng trưởng và lạm phát. Đồng thời, sử dụng mô hình hiệu chỉnh sai số dạng véc tơ (VECM) để kiểm định tác động của tỷ giá đến lạm phát và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam trong giai đoạn 2005–2018. | INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS amp BUSINESS 2019 ICYREB 2019 BÀN VỀ TÁC ĐỘNG CỦA TỶ GIÁ ĐẾN TĂNG TRƯỞNG VÀ LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2005 2018 TỪ KẾT QUẢ MÔ HÌNH VECM DISCUSSION THE IMPACT OF EXCHANGE RATE TO GROWTH AND INFLATION IN VIETNAM IN THE PERIOD 2005-2018 FROM VECM MODEL RESULTS Nguyễn Thị Vân Anh Trần Văn Thời Mai Thị Dung Trường Đại học Công Đoàn Trường Đại học Lao động Xã hội bluewhite_83@ TÓM TẮT Trong bài viết nhóm nghiên cứu đã hệ thống hóa cơ sở lý thuyết về cơ chế truyền dẫn tác động của tỷ giá đến tăng trưởng và lạm phát. Đồng thời sử dụng mô hình hiệu chỉnh sai số dạng véc tơ VECM để kiểm định tác động của tỷ giá đến lạm phát và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam trong giai đoạn 2005 2018. Với bảy biến nội sinh được đưa vào mô hình VECM gồm tỷ giá thực song phương Er cung tiền M2 lãi suất cho vay bình quân VND r kim ngạch xuất khẩu X nhập khẩu IM GDP theo giá so sánh 2010 GDP R chỉ số giá tiêu dùng CPI và hai biến ngoại sinh là giá quốc tế Pw và lãi suất Cục Dự trữ Liên bang Mỹ ifed nhóm nghiên cứu kiểm định tác động của tỷ giá đến các biến nội sinh trong mô hình và xem xét phản ứng của lạm phát tăng trưởng kinh tế trước các cú sốc khác nhau. Kết quả cho thấy tính chất dai dẳng của lạm phát trong quá khứ giải thích phần lớn sự biến thiên của lạm phát tiếp đến là sự biến động cung tiền là biến số tiếp theo giải thích sự biến thiên của lạm phát. Sự biến thiên của sản lượng trong những quý đầu gần như hoàn toàn được giải thích bởi yếu tố tự thân. Tiếp đến là xuất khẩu và nhập khẩu là những biến số quan trọng giải thích sự biến thiên của tăng trưởng. Tỷ giá tăng góp phần thúc đẩy xuất khẩu tăng nhưng đồng thời nhập khẩu cũng tăng. Trên cơ sở kết quả định lượng nhóm nghiên cứu đưa ra một số trao đổi thảo luận nhằm góp phần cải thiện môi trường vĩ mô của Việt Nam cải thiện cán cân thương mại kiểm soát lạm phát và hỗ trợ tăng trưởng kinh tế thực hiện mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô cho phù hợp với thời kỳ hội nhập .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
144    284    51    26-04-2024
38    325    2    26-04-2024
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.