Mục tiêu của luận án nhằm nghiên cứu sự phân bố, số lượng đàn, cấu trúc quần thể, đặc điểm tiếng hót và một số tập tính và tình trạng bảo tồn loài Vượn đen má hung trung bộ ở khu vực nghiên cứu; nghiên cứu tình trạng bảo tồn, đề xuất một số giải pháp bảo tồn loài Vượn đen má hung trung bộ (N. annamensis) ở Trung bộ Việt Nam. | BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HUẾ NGUYỄN VĂN THIỆN NGHIÊN CỨU SỰ PHÂN BỐ CẤU TRÚC QUẦN THỂ VÀ MỘT SỐ TẬP TÍNH CỦA VƯỢN ĐEN MÁ HUNG TRUNG BỘ Nomascus annamensis Van Ngoc Thinh Mootnick Vu Ngoc Thanh Nadler amp Roos 2010 Ở VIỆT NAM BẰNG PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH ÂM HỌC LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC HUẾ - 2021 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HUẾ NGUYỄN VĂN THIỆN NGHIÊN CỨU SỰ PHÂN BỐ CẤU TRÚC QUẦN THỂ VÀ MỘT SỐ TẬP TÍNH CỦA VƯỢN ĐEN MÁ HUNG TRUNG BỘ Nomascus annamensis Van Ngoc Thinh Mootnick Vu Ngoc Thanh Nadler amp Roos 2010 Ở VIỆT NAM BẰNG PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH ÂM HỌC Chuyên ngành Động vật học Mã số 9420103 LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC GS. TS. Lê Vũ Khôi TS. Văn Ngọc Thịnh HUẾ - 2021 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận án là trung thực khách quan và chưa từng được bảo vệ ở bất kỳ học vị nào. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận án đã được cảm ơn các thông tin trích dẫn trong luận án này đều được chỉ rõ nguồn gốc. Huế ngày 18 tháng 01 năm 2021 Tác giả luận án Nguyễn Văn Thiện i LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu tôi đã nhận được rất nhiều sự động viên giúp đỡ nhiệt tình của nhiều cá nhân và tổ chức. Tôi vô cùng biết ơn tất cả Tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới GS. TS. Lê Vũ Khôi Khoa Sinh học Trường Đại học KHTN-ĐHQGHN và TS. Văn Ngọc Thịnh WWF . Hai thầy đã hết lòng động viên giúp đỡ và hướng dẫn khoa học tận tình chu đáo trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận án này. Xin gửi lời cảm ơn trân trọng đến các cơ quan Quỹ bảo tồn thiên nhiên thế giới WWF đã tài trợ kinh phí trong suốt quá trình nghiên cứu Vườn quốc gia Bạch Mã Khu bảo tồn Sao la Thừa Thiên Huế Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Sao la Quảng Nam đã tạo điều kiện và cấp giấy phép cho việc nghiên cứu thực địa. Tôi cũng xin cảm ơn Khoa Sinh học Trường Đại học Sư Phạm Huế đã giúp đỡ và tạo