Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Dạy học theo định hướng mới gắn stem vào chương 2 - Hóa học 12 nhằm phát huy tính tích cực và hứng thú học tập cho học sinh

Mục đích của giải pháp sáng kiến nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy học trong trường trung học phổ thông nói chung và bộ môn Hóa học nói riêng. Sáng kiến cũng góp phần phát huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo trong học tập của người học, giúp học sinh vận dụng được kiến thức liên môn trong việc giải quyết tình huống thực tiễn. Trên cơ sở đó định hướng năng lực cho học sinh. | 1 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc THUYẾT MINH MÔ TẢ GIẢI PHÁP VÀ KẾT QUẢ THỰC HIỆN SÁNG KIẾN 1. Tên giải pháp DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG MỚI GẮN STEM VÀO CHƯƠNG 2 - HÓA HỌC 12 NHẰM PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC VÀ HỨNG THÚ HỌC TẬP CHO HỌC SINH 2. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu từ 28 9 2020 đến 22 10 2020 3. Các thông tin cần bảo mật nếu có 4. Mô tả các giải pháp cũ thường làm . Nội dung Phương pháp dạy học theo giải pháp cũ thường làm. Môn Hóa học được Bộ giáo dục và Đào tạo biên soạn trên tinh thần đổi mới đảm bảo tính phổ thông cơ bản hiện đại và phù hợp với thực tiễn Việt Nam. Nó cùng với các môn học khác trong trường phổ thông góp phần quan trọng vào việc tạo nền tảng ban đầu để đào tạo con người phát triển toàn diện Giáo dục phổ thông cơ sở nhằm giúp học sinh hoàn thiện học vấn phổ thông có những hiểu biết thông thường về kỹ thuật và hướng nghiệp có điều kiện lựa chọn hướng phát triển và phát huy năng lực cá nhân tiếp tục học trung học phổ thông học nghề . Thực tế hiện nay việc đổi mới phương pháp dạy học môn Hóa học chưa mang lại hiệu quả cao. Truyền thụ tri thức một chiều vẫn là phương pháp dạy học chủ đạo của nhiều giáo viên. Số giáo viên thường xuyên chủ động sáng tạo trong việc phối hợp các phương pháp dạy học cũng như sử dụng các phương pháp dạy học phát huy tính tích cực tự lực và sáng tạo của học sinh còn chưa nhiều. Dạy học vẫn còn nặng về truyền thụ kiến thức lý thuyết. Việc rèn luyện kỹ năng sống kỹ năng giải quyết các tình huống thực tiễn cho học sinh thông qua khả năng vận dụng tri thức tổng hợp chưa thực sự được quan tâm. Việc ứng dụng công nghệ thông tin - truyền thông sử dụng các phương tiện dạy học chưa được thực hiện rộng rãi và hiệu quả trong các trường phổ thông cơ sở. Thực trạng trên đây dẫn đến hệ quả là nhiều học sinh còn thụ động trong việc học tập môn Hóa học khả năng sáng tạo và năng lực vận dụng tri thức đã học để giải quyết các tình huống thực tiễn cuộc sống còn hạn chế như Thứ nhất Thiếu động cơ học tập 2

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.