Mục tiêu nghiên cứu của sáng kiến kinh nghiệm là khảo sát mục tiêu của kỹ năng cần tổ chức, "thu hút học sinh quan tâm đến việc cần thiết phải trang bị kỹ năng sống cho bản thân" để tổ chức rèn luyện theo thực tế khả năng của người học. | SÁNG KIẾN Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ở trường THCS I. LĨNH VỰC ÁP DỤNG SÁNG KIẾN Công tác quản lý II. CHỦ ĐẦU TƯ SÁNG KIẾN Họ và tên Nguyễn Thị Oanh Đơn vị công tác Trường THCS Sơn Hà III. THỜI GIAN ÁP DỤNG Năm học 2016 2017 và các năm học tiếp theo. IV. MÔ TẢ BẢN CHẤT CỦA SÁNG KIẾN 1. Nội dung sáng kiến. Bác Hồ vị Cha già muôn vàn kính yêu của dân tộc ta luôn quan tâm đến việc rèn luyện nhân cách cho thế hệ trẻ đặc biệt là lứa tuổi học sinh. Trong một lần nói chuyện với học sinh Bác đã dạy Có tài mà không có đức là người vô dụng có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó Lời dạy đó vừa có ý nghĩa lý luận vừa có giá trị thực tiễn đã vạch ra được phương hướng tu dưỡng cho mọi người là phải rèn luyện cả tài lẫn đức để trở thành một con người toàn diện. Hiện nay đất nước ta đang trong thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước nền kinh tế thị trường phát triển và hội nhập quốc tế khoa học công nghệ càng phát triển mạnh như vũ bão mang lại những lợi ích hữu dụng cho loài người nhưng cũng vì thế con người phải đối mặt với những thách thức to lớn từ môi trường thiên nhiên xã hội và đặc biệt mối quan hệ xã hội giữa người với người. Với những thay đổi đó xã hội nói chung ngành giáo dục nói riêng đang từng ngày phải đối mặt với những thách thức và cần phải có những thay đổi để phù hợp với những mục tiêu và hoàn cảnh mới yêu cầu xã hội đòi hỏi phải đào tạo ra những con người có tri thức khoa học vừa có kỹ năng làm việc kỹ năng tự phục vụ bản thân kỹ năng xác lập mục tiêu cuộc đời kỹ năng điều chỉnh và quản lý cảm xúc kỹ năng giao tiếp và ứng xử kỹ năng thể hiện tự tin trước đám đông kỹ năng đối diện và ứng phó khó khăn trong cuộc sống kỹ năng đánh giá 1 người khác trước những chuyển biến quá nhanh chóng đã hạn chế phần nào chức năng của gia đình với những giáo dục đạo đức truyền thống đem lại cho lứa tuổi thiếu niên quá nhiều thử thách. Bước vào tuổi thiếu niên trong độ tuổi học sinh THCS các em bắt đầu muốn tự mình xem xét các sự việc không muốn sự can .