Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng phương pháp dạy học dự án vào việc tìm hiểu ứng dụng của Parabol và elip vào trong thực tế, góp phần phát triển năng lực học sinh THPT

Mục tiêu nghiên cứu của sáng kiến kinh nghiệm là vai trò của giáo viên là người định hướng, một nhà tư vấn, hướng dẫn viên và một học viên cộng tác (bạn cùng học). Vai trò của học sinh là “tác giả tích cực” của quá trình học tập, nên học sinh thực hiện dự án bằng cách thực hiện các vai được chỉ định và tự lực triển khai, tập giải quyết vấn đề có thật trong đời sống. Học sinh làm việc với nhau trong nhóm học tập trong một khoảng thời gian nhất định để giải quyết những nội dung học tập phức hợp. Học sinh tự hệ thống kiến thức, thiết lập mối quan hệ giữa các nội dung kiến thức và được đào tạo điều kiện học tập trong môi trường hợp tác. Học sinh phải tạo ra các sản phẩm học tập đáp ứng các yêu cầu đề ra, đảm bảo tính thẩm mỹ, khoa học do đó khơi gợi sự tò mò và óc sáng tạo qua việc cho phép chủ động, tự do tưởng tượng trong quá trình học tập. Như vậy trong dạy học theo dự án, học sinh không còn thụ động tiếp nhận kiến thức của giáo viên mà thực sự trở thành tác giả của việc học tập. | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN Kính gửi Hội đồng sáng kiến cấp cơ sở Trường THPT Ninh Bình Bạc Liêu Chúng tôi ghi tên dưới đây Tỷ lệ Trình độ đóng Ngày tháng Chức TT Họ và tên Nơi công tác chuyên góp vào năm sinh vụ môn việc tạo ra sáng kiến Trường THPT ĐHSP 1 Phạm Thị Ngát 13 06 1986 TPCM 60 Ninh Bình Bạc Liêu Toán Trường THPT ĐHSP 2 Đoàn Ngọc Lê 13 04 1994 GV 40 Ninh Bình Bạc Liêu Toán 1. Tên sáng kiến lĩnh vực áp dụng - Là nhóm tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến Vận dụng phương pháp dạy học dự án vào việc tìm hiểu ứng dụng của Parabol và elip vào trong thực tế góp phần phát triển năng lực học sinh THPT - Lĩnh vực áp dụng Giảng dạy cho học sinh khối lớp 10 ban cơ bản của trường THPT Ninh Bình - Bạc Liêu nhằm phát triển năng lực học sinh trường THPT Ninh Bình - Bạc Liêu. 2. Nội dung a Giải pháp cũ thường làm Đã từ rất nhiều năm nay việc dạy học môn Toán ở Việt Nam vẫn theo phương pháp truyền thống là giáo viên giảng bài học sinh ghi chép ghi nhớ kiến thức giải bài tập máy móc theo phương pháp mà giáo viên đã đưa ra sau đó viết lại những kiến thức đó trong bài kiểm tra bài thi. Gần đây theo yêu cầu đổi mới về phương pháp dạy học việc dạy học môn Toán cũng có một số thay đổi nhất định như chú ý tương tác hai chiều giữa giáo viên và học sinh tăng cường thảo luận nhóm để học sinh tự tìm hiểu Tuy nhiên nhìn chung sự đổi mới đó còn nặng về hình thức chưa thực sự hiểu quả. Đa phần các giờ học Toán vẫn rất thụ động giáo viên dạy lí thuyết sau đó phân dạng bài tập và đưa ra phương pháp giải các dạng bài sau đó chia nhóm để các nhóm vận dụng giải bài tập Phương pháp dạy và học như trên có những ưu và nhược điểm như sau Ưu điểm - Cung cấp cho học sinh kiến thức chuẩn của từng bài đảm bảo chuẩn kiến thức kĩ năng để phục vụ kiểm tra thi cử. - Khi lên lớp giáo viên thực hiện chương trình theo từng tiết học đã quy định sẵn. Thời gian tổ chức các hoạt động học tập chỉ trong phạm vi tiết học hình thức tổ chức .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.