Nghiên cứu xử lý nước thải thuộc da bằng mô hình kỵ khí vách ngăn kết hợp màng

Nghiên cứu được tiến hành nhằm khảo sát hiệu quả xử lý nước thải thuộc da bằng hệ thống kỵ khí vách ngăn kết hợp màng MBR ở tải trọng 3 kgCOD/m3 .ngày. Hiệu quả xử lý COD trung bình của hệ thống đạt được là 89% cho thấy tiềm năng ứng dụng của hệ thống trong xử lý nước thải thuộc da. | Kỷ yếu Hội nghị Nghiên cứu cơ bản trong Khoa học Trái đất và Môi trường DOI NGHIÊN CỨU XỬ LÝ NƢỚC THẢI THUỘC DA BẰNG MÔ HÌNH KỴ KHÍ VÁCH NGĂN KẾT HỢP MÀNG Nguyễn Phương Thảo Huỳnh Gia Linh Lê Thị Hân Lê Minh Ngọc Hiền Bùi Xuân Thành Khoa Môi trường và Tài nguyên Trường Đại học Bách Khoa Đại học Quốc gia Tp. HCM Email TÓM TẮT Nghiên cứu được tiến hành nhằm khảo sát hiệu quả xử lý nước thải thuộc da bằng hệ thống kỵ khí vách ngăn kết hợp màng MBR ở tải trọng 3 kgCOD . Hiệu quả xử lý COD trung bình của hệ thống đạt được là 89 cho thấy tiềm năng ứng dụng của hệ thống trong xử lý nước thải thuộc da. Kết quả cho thấy Rc là nguyên nhân chính gây ra bẩn màng và chế độ sục khí 3 phút chạy - 7 phút nghỉ giúp làm chậm đi tốc độ bẩn màng. Từ khóa Nước thải thuộc da ABMBR bẩn màng. 1. GIỚI THIỆU Thuộc da là một ngành công nghiệp phổ biến trên toàn thế giới được biết đến là một trong những ngành công nghiệp trọng điểm ở các nước Địa Trung Hải Insel và cộng sự 2009 Mannucci và cộng sự 2010 . Hiện nay phương pháp thuộc da crom được sử dụng phổ biến do giá thành thấp và tự động hóa trong quá trình sản xuất. Tuy nhiên khoảng 50 - 70 crom được hấp thụ Saravanbhavan và cộng sự 2004 còn lại thải ra ngoài gây ô nhiễm nặng tới môi trường. Do đó đã có nhiều nghiên cứu về phương pháp xử lý loại nước thải này. Cụ thể phương pháp keo tụ tạo bông được ứng dụng nhằm loại bỏ kim loại và độ màu trong nước thải phương pháp sinh học nhằm loại bỏ các thành phần có khả năng phân hủy sinh học. Tuy nhiên nồng độ của các hợp chất phân hủy sinh học kém như kim loại có thể gây ức chế sự tăng trưởng của vi sinh vật trong hệ thống. Bên cạnh đó các hiện tượng sốc tải bùn trôi dễ xảy ra khi vận hành hệ thống phân hủy sinh học. Do đó nghiên cứu này hướng đến sự kết hợp giữa bể kỵ khí vách ngăn ABR và công nghệ MBR giúp giảm lượng lớn chất ô nhiễm đồng thời nâng cao chất lượng nước đầu ra do màng giữ lại gần như hoàn toàn các cặn bẩn. Đây sẽ là .

Bấm vào đây để xem trước nội dung
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
28    81    2    23-04-2024
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.