Nghiên cứu khả năng xử lý nước thải sinh hoạt sản sinh điện năng bằng pin nhiên liệu vi sinh

Nghiên cứu này nhằm ứng dụng hệ thống pin nhiên liệu vi sinh để xử lý nước thải sinh hoạt kết hợp sản sinh điện năng. Hệ thống xử lý thực nghiệm được áp dụng với nước thải sinh hoạt khu ký túc xá Học viện Nông nghiệp Việt Nam. | Kỷ yếu Hội nghị Nghiên cứu cơ bản trong Khoa học Trái đất và Môi trường DOI NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG XỬ LÝ NƢỚC THẢI SINH HOẠT SẢN SINH ĐIỆN NĂNG BẰNG PIN NHIÊN LIỆU VI SINH Võ Hữu Công Hồ Thị Thúy Hằng Nguyễn Thị Luyện Lê Thị Huyền Khoa Môi trường Học viện Nông nghiệp Việt Nam Email vhcong@ TÓM TẮT Nghiên cứu này nhằm ứng dụng hệ thống pin nhiên liệu vi sinh để xử lý nước thải sinh hoạt kết hợp sản sinh điện năng. Hệ thống xử lý thực nghiệm được áp dụng với nước thải sinh hoạt khu ký túc xá Học viện Nông nghiệp Việt Nam. Các thí nghiệm xử lý được thực hiện với nước thải sinh hoạt có các đặc trung về pH BOD5 COD TSS NO3- PO43- và tổng coliform. Kết quả nghiên cứu cho thấy hệ thống pin nhiên liệu vi sinh hoạt động hiệu quả khi bổ sung vi khuẩn Bacillus subtilis ở mức 1 0-1 5 thể tích. Hiệu điện thế thu được biến động từ 0 29-0 45V trong thời gian 7 ngày. Hiệu quả xử lý BOD đạt 56 và COD đạt 63 . Các nghiên cứu về ảnh hưởng của nhiệt độ pH và điều kiện cơ chất trong môi trường cần được tiếp tục. Từ khóa Nước thải sinh hoạt pin nhiên liệu vi sinh thu hồi năng lượng Bacillus subtilis. 1. GIỚI THIỆU Trong cuộc họp với Thành phố Hà Nội ngày 29 9 2017 Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường cho rằng thành phố cần đánh giá kỹ lưỡng về trình độ công nghệ xử lý chất thải trong đó nhấn mạnh đến công nghệ biến chất thải thành điện năng. Hiện nay các công nghệ được áp dụng chủ yếu là tận dụng nhiệt năng trong các công nghệ đốt để sản xuất điện năng nhiệt điện . Công nghệ này thường được áp dụng đối với các loại chất thải có nguồn gốc là vật liệu dễ cháy còn một lượng lớn chất hữu cơ ở dạng lỏng chưa được thu hồi vẫn gây ô nhiễm môi trường. Đây cũng là hiện trạng chung của các tỉnh thành trong cả nước. Theo World Bank 2013 86 lượng nước thải sinh hoạt từ đô thị không qua xử lý mà thải trực tiếp ra môi trường. Ở khu vực nông thôn nước thải sinh hoạt bao gồm chất thải của con người và gia súc lẫn tạp gây nên hiện tượng ô nhiễm nguồn nước về mặt hữu cơ

Bấm vào đây để xem trước nội dung
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
185    450    14    19-04-2024
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.