Việc điều tra, ghi nhận các tri thức bản địa sử dụng cây cỏ làm thuốc của người đồng bào dân tộc Chăm cùng với việc thu mẫu và giám định tên chính xác các loài thực vật mà người Chăm sử dụng làm thuốc là rất cần thiết. Nghiên cứu nhằm góp phần vào công tác bảo tồn, chăm sóc sức khỏe cộng đồng và phát triển bền vững nguồn tài nguyên thực vật của địa phương ở hiện tại và trong tương lai. | KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC 45 NĂM VIỆN HÀN LÂM KHCNVN DOI ĐA DẠNG TÀI NGUYÊN CÂY THUỐC CỦA ĐỒNG BÀO DÂN TỘC CHĂM Ở HUYỆN BẮC BÌNH TỈNH BÌNH THUẬN Đặng Văn Sơn1 Đặng Thị Thảnh Thơi2 Trương Bá Vương1 Hoàng Nghĩa Sơn1 1 Viện Sinh học nhiệt đới Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam 2 Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh Email dvsonitb@ Bắc Bình là huyện có địa bàn hành chính thuộc tỉnh Bình Thuận nằm ở vị trí địa lý từ 10o58 27 quot đến 11o31 38 quot vĩ độ Bắc và từ 108o06 30 quot đến 108o37 34 quot kinh độ Đông phía Đông giáp với huyện Tuy Phong phía Tây giáp với huyện Hàm Thuận Bắc và thành phố Phan Thiết phía Nam giáp với Biển Đông và phía Bắc giáp với huyện Di Linh và Đức Trọng của tỉnh Lâm Đồng có tổng diện tích tự nhiên là 08 ha. Đây là huyện có nhiều đồi núi và tập trung nhiều nhất người đồng bào dân tộc Chăm hộ nhân khẩu sinh sống của tỉnh Bình Thuận. Từ thời xưa người Chăm đã có truyền thống chữa bệnh bằng cây cỏ hoang dại cùng với Hội Đông y và Hội Chữ thập đỏ việc sử dụng cây cỏ làm thuốc của người Chăm ngày càng được mở rộng tạo nên một kho tàng về kiến thức bản địa trong việc sử dụng cây cỏ làm thuốc chữa bệnh. Ngày nay cây thuốc được người Chăm thu hái không chỉ để chữa bệnh tại hộ gia đình mà còn cung cấp cho người dân ở địa phương và các tỉnh lân cận. Tuy nhiên cho đến nay chưa có một nghiên cứu nào cụ thể về các cây thuốc và bài thuốc của người đồng bào dân tộc Chăm sinh sống ở huyện Bắc Bình tỉnh Bình Thuận. Vì vậy việc điều tra ghi nhận các tri thức bản địa sử dụng cây cỏ làm thuốc của người đồng bào dân tộc Chăm cùng với việc thu mẫu và giám định tên chính xác các loài thực vật mà người Chăm sử dụng làm thuốc là rất cần thiết nhằm góp phần vào công tác bảo tồn chăm sóc sức khỏe cộng đồng và phát triển bền vững nguồn tài nguyên thực vật của địa phương ở hiện tại và trong tương lai. I. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Điều tra phỏng vấn cộng đồng Sử dụng phương pháp đánh giá nhanh nông thôn có sự tham