Đa dạng cá ở vùng cửa sông, ven biển tỉnh Cà Mau

Dựa trên các mẫu cá được thu thập trong 2 chuyến khảo sát thực địa tại vùng cửa sông ven biển tỉnh Cà Mau từ 4 - 15/12/2017 (vào mùa khô) và 12 - 22/7/2018 (vào mùa mưa), đã xác định được 161 loài thuộc 53 họ trong 19 bộ cá. Trong số chúng, bộ cá vược Perciformes đa dạng nhất, với 51 loài (chiếm 31,68% tổng số loài), tiếp đến là bộ cá bống Gobiiformes (21 loài, chiếm 13,04%) và bộ cá trích Clupeiformes (18 loài, chiếm 11,18%). | BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM - HỘI NGHỊ KHOA HỌC QUỐC GIA LẦN THỨ 4 DOI ĐA DẠNG CÁ Ở VÙNG CỬA SÔNG VEN BIỂN TỈNH CÀ MAU Nguyễn Xuân Huấn1 Nguyễn Thành Nam1 Đỗ Hoàng Phong1 Trần Thị Ngọc Ánh2 Nguyễn Minh Đức3 Tóm tắt Dựa trên các mẫu cá được thu thập trong 2 chuyến khảo sát thực địa tại vùng cửa sông ven biển tỉnh Cà Mau từ 4 - 15 12 2017 vào mùa khô và 12 - 22 7 2018 vào mùa mưa đã xác định được 161 loài thuộc 53 họ trong 19 bộ cá. Trong số chúng bộ cá vược Perciformes đa dạng nhất với 51 loài chiếm 31 68 tổng số loài tiếp đến là bộ cá bống Gobiiformes 21 loài chiếm 13 04 và bộ cá trích Clupeiformes 18 loài chiếm 11 18 . Về họ họ cá bống trắng Gobiidae có 16 loài và kế đến họ cá đù Sciaenidae có 15 loài là đa dạng nhất nhưng đều chưa đạt tới 10 tổng số loài. Do các loài cá biển chiếm ưu thế trong khu hệ cá ở vùng cửa sông ven biển tỉnh Cà Mau nên thành phần loài trong mùa khô cao hơn so với mùa mưa. Tại đây cũng đã phát hiện được 04 loài có tên trong Sách Đỏ Việt Nam 2007 cùng đều ở mức Sẽ nguy cấp VU và 68 loài cá có giá trị kinh tế. Đây là dẫn liệu đầu tiên riêng về đa dạng thành phần loài cá ở vùng cửa sông ven biển tỉnh Cà Mau. Từ khóa Cửa sông đa dạng cá phân bố theo mùa tỉnh Cà Mau. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Bờ biển Cà Mau dài 254 km chạy từ phía Biển Đông sang vịnh Thái Lan với nhiều cửa rạch lớn nhỏ và 5 cửa sông lớn là cửa Gành Hào sông Gành Hào cửa Bồ Đề phía Biển Đông và Cửa Lớn phía biển Tây đều của sông Cửa Lớn cửa Bảy Hạp sông Bảy Hạp và cửa Ông Đốc sông Ông Đốc . Vùng ven biển tỉnh Cà Mau bao bọc bởi rừng ngập mặn có nguồn lợi thủy sản phong phú đặc biệt được đánh giá là nơi tạo ra các bãi đẻ vùng nuôi dưỡng và cung cấp thức ăn cho nhiều loài cá và giáp xác. Tuy nhiên trong những năm gần đây nguồn lợi thủy sản ở tỉnh Cà Mau ở vùng ven bờ có chiều hướng suy giảm trong đó có nguồn lợi cá. Để khai thác có hiệu quả và lâu bền đồng thời bảo vệ được các loài nguy cấp quý hiếm có giá trị bảo tồn cần có những .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.