Đa dạng các loài bướm (Lepidoptera: Rhopalocera) ở các sinh cảnh tại Trạm Đa dạng sinh học Mê Linh, tỉnh Vĩnh Phúc

Nghiên cứu nhằm đánh giá sự đa dạng loài bướm theo các sinh cảnh tại Trạm đa dạng sinh học Mê Linh, tỉnh Vĩnh Phúc gồm: Rừng thứ sinh, cây bụi và ven suối. Tổng số loài được ghi nhận trong nghiên cứu là 40 loài thuộc 30 giống, 9 họ thuộc phân bộ Bướm ngày (Rhopalocera), bộ Cánh vảy (Lepidoptera). | BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM - HỘI NGHỊ KHOA HỌC QUỐC GIA LẦN THỨ 4 DOI ĐA DẠNG CÁC LOÀI BƯỚM LEPIDOPTERA RHOPALOCERA Ở CÁC SINH CẢNH TẠI TRẠM ĐA DẠNG SINH HỌC MÊ LINH TỈNH VĨNH PHÚC Nguyễn Văn Hiếu1 Vũ Thị Huyền2 Vũ Văn Liên3 Tóm tắt Nghiên cứu nhằm đánh giá sự đa dạng loài bướm theo các sinh cảnh tại Trạm đa dạng sinh học Mê Linh tỉnh Vĩnh Phúc gồm rừng thứ sinh cây bụi và ven suối. Tổng số loài được ghi nhận trong nghiên cứu là 40 loài thuộc 30 giống 9 họ thuộc phân bộ Bướm ngày Rhopalocera bộ Cánh vảy Lepidoptera . Trong đó Troides aeacus C. amp R. Felder 1860 là loài ghi nhận mới cho khu vực nghiên cứu và có giá trị bảo tồn có trong Danh mục Công ước CITES và Sách Đỏ Việt Nam 2007 . Sinh cảnh cây bụi có số lượng loài nhiều nhất với 23 loài chiếm 57 5 tổng số loài tiếp theo là sinh cảnh rừng thứ sinh với 16 loài chiếm 40 0 tổng số loài ít nhất là sinh cảnh ven suối có 6 loài chiếm 2 5 tổng số loài . Họ Bướm giáp có số lượng giống và loài nhiều nhất 12 giống chiếm 40 1 tổng số giống 13 loài chiếm 32 5 tổng số loài . Tiếp theo lần lượt là các họ Bướm đốm Bướm phấn Bướm phượng Bướm mắt rắn Bướm rừng các họ Bướm nhảy Bướm ngao Bướm xanh chỉ thu được 1 loài. Trong mỗi đợt thu mẫu hầu hết các loài có số lượng cá thể ít. Từ khóa Bướm ngày sinh cảnh Trạm Đa dạng sinh học Mê Linh Vĩnh Phúc. 1. MỞ ĐẦU Lớp Côn trùng Insecta là lớp động vật có số lượng loài lớn nhất trên thế giới. Trong đó bộ Cánh vảy Lepidoptera rất đa dạng và phong phú về số lượng loài. Bộ Cánh vảy có giá trị cao về khoa học kinh tế thương mại và thẩm mỹ. Tuy nhiên nhiều loài bướm đang đứng trước nguy cơ bị đe dọa cao. Ở Việt Nam gần đây có khá nhiều công trình nghiên cứu về các loài bướm nhưng vẫn còn hạn chế và ít được biết đến so với nhiều quốc gia trong khu vực và thế giới. Các công trình nghiên cứu về các loài bướm chủ yếu thực hiện ở các và Khu bảo tồn thiên nhiên. Các khu vực khác ít được quan tâm nghiên cứu. Trạm Đa dạng sinh học Mê Linh

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
22    540    3    26-04-2024
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.