Nghiên cứu được thực hiện nhằm tìm hiểu đặc điểm hình thái, giải phẫu thích nghi của 5 loài thực vật gồm thân gỗ, thân bụi và thân cỏ thuộc lớp Ngọc lan (Magnoliopsida) bằng phương pháp hình thái so sánh, vi phẫu, nhuộm kép, đo mẫu trên kính hiển vi, chụp ảnh hiển vi lá, thân và rễ cây. | BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM - HỘI NGHỊ KHOA HỌC QUỐC GIA LẦN THỨ 4 DOI ĐẶC ĐIỂM THÍCH NGHI VỀ CƠ QUAN SINH DƯỠNG CỦA MỘT SỐ LOÀI THỰC VẬT NƯỚC LỢ SỐNG TẠI RỪNG NGẬP MẶN THUỘC ĐẦM THỊ NẠI TỈNH BÌNH ĐỊNH Dương Tiến Thạch Phan Thị Diệu Tóm tắt Cơ quan sinh dưỡng của các loài thực vật nước lợ sống tại rừng ngập mặn khu vực đầm Thị Nại tỉnh Bình Định đã có những thích nghi độc đáo với các điều kiện môi trường bất lợi. Nghiên cứu được thực hiện nhằm tìm hiểu đặc điểm hình thái giải phẫu thích nghi của 5 loài thực vật gồm thân gỗ thân bụi và thân cỏ thuộc lớp Ngọc lan Magnoliopsida bằng phương pháp hình thái so sánh vi phẫu nhuộm kép đo mẫu trên kính hiển vi chụp ảnh hiển vi lá thân và rễ cây. Kết quả nghiên cứu cho thấy các loài thực vật này có tầng hạ bì hoặc mô nước phát triển chiếm tới 44 8 độ dày lá nhằm thích nghi với ánh sáng mạnh và nhiệt độ cao lá có tuyến tiết muối thừa phần trụ của rễ và thân có đường kính lòng mạch hẹp nhỏ nhất ở rễ là 40 00 1 15 µm và ở thân là 32 50 2 89 µm để thích nghi với điều kiện hạn sinh lý thân có nhiều sợi gỗ nhiều dải mô cứng bên trong lớp biểu bì bao quanh các bó mạch phân bố trong libe thứ cấp giúp cây thích nghi với tác động cơ học mô khuyết phát triển giúp cây thích nghi với điều kiện thiếu oxy. Từ khóa Cơ quan sinh dưỡng rừng ngập mặn thích nghi Thị Nại Bình Định. 1. MỞ ĐẦU Thị Nại là đầm nước lợ chịu ảnh hưởng sâu sắc chế độ bán nhật triều thuộc địa phận thành phố Quy Nhơn và huyện Tuy Phước đất vùng đầm chủ yếu là trầm tích biển được phù sa Sông Côn và Hà Thanh bồi đắp. Đầm có hệ sinh thái rừng ngập mặn vô cùng phong phú với nhiệt độ trung bình năm cao 27 1 oC tổng số giờ nắng trung bình trong năm cao 2464 9 giờ lượng mưa cả năm là 1846 mm tổng lượng bốc hơi nước trung bình năm là 1069 mm và tốc độ gió trung bình năm 1 9 m s khá cao UBND tỉnh Bình Định amp Sở KH và CN 2005 . Tuy nhiên do việc chặt phá quá mức rừng ngập mặn để nuôi trồng thủy hải sản đã làm cho diện