Nghiên cứu được tiến hành theo phương pháp mô tả cắt ngang trên học sinh trường THPT Ngô Gia Tự, huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc. Chiều cao đứng của học sinh nam tăng từ 158,19 cm lúc 15 tuổi lên 166,68 cm lúc 17 tuổi, tăng 3,85 cm/năm, của nữ tăng từ 153,43 cm lúc 15 tuổi lên 156,08 cm lúc 17 tuổi, tăng 1,33 cm/năm. | BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM - HỘI NGHỊ KHOA HỌC QUỐC GIA LẦN THỨ 4 DOI NGHIÊN CỨU SỰ PHÁT TRIỂN THỂ LỰC CỦA HỌC SINH TRƯỜNG THPT NGÔ GIA TỰ HUYỆN LẬP THẠCH TỈNH VĨNH PHÚC Nguyễn Thị Bích Ngọc Tóm tắt Nghiên cứu được tiến hành theo phương pháp mô tả cắt ngang trên học sinh trường THPT Ngô Gia Tự huyện Lập Thạch tỉnh Vĩnh Phúc. Chiều cao đứng của học sinh nam tăng từ 158 19 cm lúc 15 tuổi lên 166 68 cm lúc 17 tuổi tăng 3 85 cm năm của nữ tăng từ 153 43 cm lúc 15 tuổi lên 156 08 cm lúc 17 tuổi tăng 1 33 cm năm. Cân nặng của nam tăng từ 49 06 kg lúc 15 tuổi lên 56 92 kg lúc 17 tuổi tăng 3 73 kg năm và của nữ lúc tuổi 15 là 45 42 kg đến 17 tuổi đạt 48 28 kg tăng 1 43 kg năm. Chiều cao đứng cân nặng và mức tăng hai chỉ số này của nam đều lớn hơn so với của nữ. Số học sinh có chiều cao đạt so với tiêu chuẩn của WHO năm 2007 chiếm 49 86 ở nam và 52 79 ở nữ tỉ lệ học sinh thấp và thấp còi là 50 14 ở nam và 47 21 ở nữ. Số học sinh có BMI bình thường chiếm tỉ lệ từ 70 76 đến 79 51 tỉ lệ học sinh thiếu cân ở nữ là 24 ở nam là 15 47 và tỉ lệ thừa cân ở nữ là 4 33 và ở nam là 5 05 . Tỉ lệ thiếu cân ở nữ cao hơn so với tỉ lệ này ở nam và tỉ lệ học sinh có chiều cao thấp còi cao hơn so với tỉ lệ học sinh có BMI thiếu cân độ 1 và độ 2. Từ khóa Cân nặng chiều cao đứng chỉ số thể lực trung học phổ thông THPT . 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Các chỉ tiêu nhân trắc là một bộ phận quan trọng trong các chỉ tiêu sinh học người. Việc thu thập các chỉ tiêu nhân trắc thường được tiến hành định kì và thường xuyên nhằm theo dõi đánh giá tình trạng thể lực dinh dưỡng của con người và cộng đồng. Mặt khác những số liệu nhân trắc được điều tra ở nước ta tập trung chủ yếu ở khu vực đồng bằng và thành thị những số liệu trên đối tượng ở nhiều lứa tuổi khác nhau nhưng các nghiên cứu trên học sinh lứa tuổi vị thành niên khu vực miền núi còn tản mạn và rất ít. Theo Tổ chức Y tế thế giới vị thành niên là nhóm đối tượng từ 10 - 19 tuổi. Đây là giai đoạn mở