Nghiên cứu nhằm phân loại các quần xã thực vật có hoa tự nhiên ở vùng đất cát tỉnh Quảng Trị dựa trên phân loại thảm thực vật của UNESCO, sinh cảnh nơi có quần xã thực vật phân bố và loài ưu thế. | BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM - HỘI NGHỊ KHOA HỌC QUỐC GIA LẦN THỨ 4 DOI PHÂN LOẠI VÀ MỐI QUAN HỆ GẦN GŨI CỦA CÁC QUẦN XÃ THỰC VẬT CÓ HOA TỰ NHIÊN VÙNG ĐẤT CÁT TỈNH QUẢNG TRỊ Hoàng Xuân Thảo Trương Thị Hiếu Thảo Tóm tắt Nghiên cứu nhằm phân loại các quần xã thực vật có hoa tự nhiên ở vùng đất cát tỉnh Quảng Trị dựa trên phân loại thảm thực vật của UNESCO sinh cảnh nơi có quần xã thực vật phân bố và loài ưu thế. Nghiên cứu còn đánh giá mối quan hệ gần gũi của quần xã thực vật có hoa vùng đất cát tỉnh Quảng Trị. Vùng đất cát tỉnh Quảng Trị gồm có 85 quần xã thuộc 3 lớp lớp Rừng kín gồm 8 quần xã Rú và Thảm cỏ lần lượt có 53 và 24 quần xã. Dựa trên mối quan hệ gần gũi về thành phần loài các quần xã thuộc lớp Rừng kín được chia thành 2 nhóm các quần xã ưu thế bởi Trâm bù Syzygium corticosum và các quần xã ưu thế bởi Dẻ cát Lithocarpus concentricus . Ở lớp Rú các quần xã được chia làm 2 nhóm gồm các quần xã có Tràm Melaleuca cajuputi là loài ưu thế và các quần xã có Trâm vỏ đỏ Syzygium zeylanicum ưu thế. Thảm cỏ gồm 3 nhóm trong đó 1 nhóm gồm các quần xã phân bố trên đất cát di động ưu thế bởi Cỏ chông Spinifex littoreus và Cói quăn lông tơ Fimbristylis sericea 1 nhóm gồm các quần xã phân bố trên đất cát ngập nước thường xuyên có Hồng vĩ hình sao Pogostemon stellatus là loài ưu thế và 1 nhóm phân bố trên nhiều sinh cảnh khác nhau với Mao tái Eriachne pallescens và Trung lân á Centrolepis banksii là những loài ưu thế. Từ khóa Đất cát quần xã thực vật có hoa Quảng Trị. 1. MỞ ĐẦU Đất cát tỉnh Quảng Trị phân bố ở vùng đồng bằng duyên hải. Vùng đất cát nói chung là một tiểu vùng sinh thái khắc nghiệt thành phần cơ giới chủ yếu là cát với khả năng trữ nước kém thoát nước nhanh gây ra sự khô hạn trong đất Nguyễn Hữu Tứ và nnk. 2004 . Bên cạnh đó vùng ven biển tỉnh Quảng Trị thường có những đợt nóng kéo dài làm cho tính chất khô hạn của đất cát thêm khắc nghiệt. Các quần xã thực vật ở vùng đất cát tỉnh Quảng Trị có vai