Thành phần thực vật nổi tại Khu Dự trữ sinh quyển Mũi Cà Mau

Phân tích mẫu vật thu được tại 20 điểm thuộc Khu Dự trữ sinh quyển Mũi Cà Mau vào tháng 4 năm 2018 đã ghi nhận được 61 loài thực vật nổi thuộc 33 chi, 26 họ, 18 bộ, 8 lớp, 5 ngành là Tảo silic (Bacillariophyta), ngành Tảo hai rãnh (Dinophyta), ngành Tảo lục (Chlorophyta), ngành Tảo mắt (Euglenophyta) và ngành Vi khuẩn lam (Cyanobacteriophyta). | BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM - HỘI NGHỊ KHOA HỌC QUỐC GIA LẦN THỨ 4 DOI THÀNH PHẦN THỰC VẬT NỔI TẠI KHU DỰ TRỮ SINH QUYỂN MŨI CÀ MAU Nguyễn Thùy Liên1 Nguyễn Thị My2 Nguyễn Anh Đức1 Tóm tắt Phân tích mẫu vật thu được tại 20 điểm thuộc Khu Dự trữ sinh quyển Mũi Cà Mau vào tháng 4 năm 2018 đã ghi nhận được 61 loài thực vật nổi thuộc 33 chi 26 họ 18 bộ 8 lớp 5 ngành là Tảo silic Bacillariophyta ngành Tảo hai rãnh Dinophyta ngành Tảo lục Chlorophyta ngành Tảo mắt Euglenophyta và ngành Vi khuẩn lam Cyanobacteriophyta . Ngành Tảo silic Bacillariophyta là ngành đa dạng nhất trong khu vực nghiên cứu với 40 loài chiếm 65 6 tổng số loài tiếp đến là ngành Tảo mắt Euglenophyta với 9 loài chiếm 14 8 tổng số loài ba ngành còn lại đều có 4 loài mỗi ngành. Số loài thực vật nổi phát hiện ở từng điểm thu mẫu dao động từ 3 loài tới 23 loài. Mật độ thực vật nổi tại các điểm được khảo sát dao động từ 180 tế bào L tới 48615 tế bào L. Khu vực cửa sông ven biển từ D1 - D11 mật độ thực vật nổi do nhóm tảo silic quyết định. Trong khi đó các điểm thu mẫu nước ngọt từ D12 - D20 Tảo mắt lại là nhóm đóng góp lớn vào mật độ thực vật nổi. Điều này phản ánh môi trường nghèo dưỡng tại các điểm từ D1 - D11 và phú dưỡng tại các điểm từ D12 - D20. Từ khóa Tảo thực vật nổi Khu dự trữ sinh quyển Cà Mau. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Theo báo cáo của UBND tỉnh Cà Mau 2008 và Ban quản lý Khu Dự trữ sinh quyển DTSQ Mũi Cà Mau 2002 khu DTSQ Mũi Cà Mau được UNESCO công nhận ngày 26 tháng 5 năm 2009 có tổng diện tích là ha thuộc 5 huyện của tỉnh Cà Mau bao gồm U Minh Trần Văn Thời Năm Căn Ngọc Hiển và Phú Tân phía Tây tiếp giáp vịnh Thái Lan phía Đông-Nam giáp Biển Đông và tỉnh Bạc Liêu. Việc bảo tồn nguồn lợi đa dạng sinh học nơi đây đang đóng góp thiết thực vào công tác bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học trong khu vực và toàn cầu thực hiện đầy đủ các cam kết quốc tế về đa dạng sinh học và an toàn sinh học mà Việt Nam là thành viên. Tảo Algae nói chung

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.