Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng một số giải pháp tích hợp kiến thức địa lý địa phương vào dạy học địa lý lớp 10 THPT - Ban cơ bản

Mục tiêu nghiên cứu của sáng kiến kinh nghiệm là xác định rõ các mức độ về tích hợp kiến thức địa lý địa phương vào dạy học Địa lý lớp 10 THPT. Xác định rõ vai trò của kiến thức địa lý địa phương đối với việc dạy học địa lý lớp 10 trường THPT. Chủ động thu thập các nguồn tài liệu kiến thức địa lý địa phương nhằm phục vụ cho mục đích tích hợp vào dạy học địa lý lớp 10. Xác định rõ một số phương pháp dạy học để tích hợp kiến thức địa lý địa phương vào dạy học Địa lý lớp 10 THPT. Thu thập các nguồn tài liệu liên quan đến kiến thức địa lý địa phương tỉnh Ninh Bình. Định hướng một số nội dung và phương pháp dạy học để tích hợp kiến thức ĐLĐP tỉnh Ninh Bình vào dạy học địa lý lớp 10 THPT - Ban cơ bản. | SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO NINH BÌNH TRƯỜNG THPT HOA LƯ A SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM XÂY DỰNG MỘT SỐ GIẢI PHÁP TÍCH HỢP KIẾN THỨC ĐỊA LÍ ĐỊA PHƯƠNG VÀO DẠY HỌC ĐỊA LÍ LỚP 10 THPT - BAN CƠ BẢN Tác giả sáng kiến Dương Văn Hưng Học vị Thạc sĩ Địa lí Chức vụ Giáo viên Tổ công tác Văn - Địa Ninh Bình tháng 9 năm 2014 -1- XÂY DỰNG MỘT SỐ GIẢI PHÁP TÍCH HỢP KIẾN THỨC ĐỊA LÍ ĐỊA PHƯƠNG VÀO DẠY HỌC ĐỊA LÍ LỚP 10 THPT - BAN CƠ BẢN A. PHẦN MỞ ĐẦU Địa lý là môn học có nhiều thuận lợi về giáo dục tình yêu quê hương đất nước trong đó các kiến thức địa lý địa phương ĐLĐP có vai trò quan trọng. Chính việc giảng dạy địa lý địa phương tạo điều kiện cho thế hệ trẻ tìm hiểu và đánh giá đúng tiềm năng các điều kiện tự nhiên tài nguyên thiên nhiên và thực trạng kinh tế - xã hội KT - XH của địa phương từ đó giúp họ định hướng nghề nghiệp lao động sản xuất góp phần xây dựng quê hương giàu đẹp. Kiến thức ĐLĐP quê hương có liên quan nhiều đến địa lý đại cương địa lý thế giới địa lý Việt Nam trong đó đặc biệt là địa lý lớp 10. Hệ thống kiến thức Địa lý lớp 10 là nền tảng của môn Địa lý THPT bao gồm các khái niệm các quy luật địa lý các mối quan hệ nhân quả nhưng nhiều nhất là các khái niệm chung. Kiến thức ĐLĐP là tài liệu sống động để nắm những kiến thức địa lý cơ bản đó. Bởi vì thông qua những hiểu biết ban đầu về các sự vật hiện tượng hết sức gần gũi thân quen mà học sinh HS nhìn thấy hàng ngày ở địa phương sẽ tạo điều kiện để hình thành biểu tượng địa lý cho HS. Trong khi đó biểu tượng địa lý lại là cơ sở để tạo nên khái niệm địa lý vì nó phản ánh được những thuộc tính của khái niệm địa lý tương ứng. Ngược lại việc đưa kiến thức ĐLĐP trong dạy học địa lý sẽ góp phần bổ sung kiến thức về địa phương cho HS và làm giàu tình yêu quê hương đất nước trong tâm hồn các em tạo sức hấp dẫn trong bài học địa lý. Ở nước ta vấn đề dạy học ĐLĐP ở các trường phổ thông hiện nay đã được chú ý nhiều hơn trước. Tuy nhiên dung lượng kiến thức này vẫn còn chiếm một tỷ lệ rất nhỏ trong chương trình địa lý phổ thông. .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
26    632    4    29-03-2024
9    61    2    29-03-2024
2    59    2    29-03-2024
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.