Mục tiêu nghiên cứu của sáng kiến kinh nghiệm là để giúp học sinh rèn kĩ năng đọc và viết một cách chắc chắn, giáo viên cần dành thời gian để luyện đọc củng cố nâng cao. Để giúp các em phát triển kĩ năng nghe, nói giáo viên chú trọng đến việc phát âm đúng, đọc đúng, viết đúng ngay từ đầu. Trong phần luyện các kĩ năng giáo viên cần chú ý tới việc giúp đỡ các em, giáo viên cần động viên kịp thờ để khích lệ các em. Giáo viên phải chuẩn bị chu đáo, phải đưa ra các tình huống có thể xảy ra khi hướng dẫn học sinh bồi dưỡng cho đúng cho hay. Muốn vậy giáo viên phải nắm chắc kiến thức phải quan tâm đến học sinh trong quá trình học tại lớp cũng như tại nhà. Giáo viên phải thực sự tâm huyết với nghề, đầu tư nhiều thời gian nghiên cứu cho mỗi buổi bồi dưỡng, có kế hoạch và phương pháp giảng dạy hợp lý. Giáo viên phải linh hoạt, sáng tạo trong giảng dạy | Đề tài Một số kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh năng khiếu Tiếng Anh cho học sinh Tiểu học. PHẦN 1. THỰC TRẠNG ĐỀ TÀI Là một giáo viên Tiếng Anh đứng lớp giảng dạy nhiều năm và đã tham gia bồi dưỡng học sinh năng khiếu một số năm học tôi băn khoăn trăn trở. Học như thế nào cho tốt Dạy như thế nào cho thật sự có hiệu quả Một tiết dạy bình thường trên lớp cũng cần phải chuẩn bị bài kỹ lưỡng mới có thể dạy tốt được và mang lại hiệu quả. Nhưng một tiết dạy bồi dưỡng học sinh năng khiếu còn có yêu cầu cao hơn rất nhiều. Câu hỏi mà bất cứ ai tham gia bồi dưỡng học sinh năng khiếu cũng luôn đặt ra làm thế nào để đạt kết quả tốt trong khoảng thời gian ngắn Làm sao để các em phát huy hết năng lực của mình trong một thời gian làm bài ấn định Bằng tất cả mọi nỗ lực của mình trong suy nghĩ tìm tòi trao đổi thảo luận với các đồng nghiệp khác trong trường cùng với việc cọ xát thực tiễn trải nghiệm công tác bồi dưỡng học sinh năng khiếu Tiếng Anh ở bậc Tiểu học qua một số năm tôi mạnh dạn chia sẻ một số ý kiến suy nghĩ của mình qua sáng kiến Một số kinh nghiệm về bồi dưỡng học sinh năng khiếu Tiếng Anh cho học sinh Tiểu học. PHẦN 2. NỘI DUNG CẦN GIẢI QUYẾT Để giải quyết những khó khăn trăn trở trong công tác bồi dưỡng học sinh năng khiếu tôi đã tập trung vào một số vấn đề sau 1. Công tác chuẩn bị. 2. Hướng dẫn học sinh nắm kiến thức. 3. Một số dạng bài tập nâng cao cho học sinh. PHẦN 3. BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT 1. Công tác chuẩn bị Đầu năm sau khi nhận sự phân công giảng dạy của Ban giám hiệu nhà trường tôi đã bắt tay vào công tác giảng dạy và lên kế hoạch cho công tác bồi dưỡng học sinh năng khiếu như sau Đăng kí nhóm học tập - Sau khi nhận lớp trực tiếp giảng dạy tôi đã tiến hành cho học sinh tự đăng kí tham gia bồi dưỡng năng khiếu Tiếng Anh và tạo địa chỉ mail của cá nhân cho học sinh. Xếp lịch bồi dưỡng cho học sinh cụ thể như sau - Lập kế hoạch cụ thể về việc đăng kí và bồi dưỡng học sinh năng khiếu từ đầu năm học và xin ý kiến chỉ đạo của Ban giám hiệu. Người thực hiện Trần Thị