Mục tiêu nghiên cứu của sáng kiến kinh nghiệm là giúp học sinh lớp 4 có kỹ năng làm bài văn miêu tả con vật hay, sinh động và sáng tạo. Giúp bản thân tự học hỏi để nâng cao trình độ chuyên môn. | Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2017 - 2018 PHẦN MỞ ĐẦU I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Môn Tiếng Việt chương trình Tiểu học mới nhằm hình thành và phát triển ở học sinh các kĩ năng sử dụng tiếng Việt nghe- nói- đọc- viết để học tập giao tiếp và giúp học sinh có cơ sở tiếp thu kiến thức ở các lớp trên. Tập làm văn là phân môn mang tính chất tổng hợp sáng tạo thực hành từ các phân môn khác của môn Tiếng Việt. Đồng thời nó còn gắn bó mật thiết với tất cả các môn học khác trong chương trình Tiểu học và thể hiện được đậm nét cá nhân. Dạy Tập làm văn theo hướng đổi mới nhằm rèn luyện cho học sinh kĩ năng sản sinh văn bản dưới cả hai hình thức nói viết về một nội dung nào đó hay một đề tài cụ thể. Điều này đòi hỏi giáo viên giảng dạy phải vận dụng các phương pháp và cách tổ chức linh hoạt để mỗi tiết dạy tập làm văn đều đạt được hiệu quả mong muốn. Văn miêu tả là kim chỉ nam xuyên suốt phân môn Tập làm văn ở bậc Tiểu học nói chung và Tập làm văn lớp 4 nói riêng. Văn miêu tả là loại văn căn cứ vào những điều quan sát cảm nhận được về đối tượng cây cối đồ vật loài vật con người xung quanh ta sinh động tươi đẹp đã để lại cho chúng ta ấn tượng. Những ấn tượng đó được chuyển từ trực quan sinh động - hình ảnh hội họa sang tư duy trừu tượng - ngôn ngữ văn chương. Muốn vẽ ra những hình ảnh chân thật của đối tượng đó trình bày theo bố cục hợp lí và diễn đạt bằng ngôn ngữ lời văn sinh động giàu hình ảnh khiến cho người đọc người nghe cùng cảm thấy cùng nhận thấy chúng ta phải dùng văn miêu tảû. Học sinh Tiểu học rất thích vẽ nhưng vấn đề chuyển từ hình vẽ sang ngôn ngữ miêu tả đối với các em là điều không thể dễ dàng. Vì thế các em rất ngại khi làm văn miêu tả và thường mắc phải khuyết điểm Công thức khuôn sáo máy móc thiếu chân thực bài văn của các em có những biểu hiện vai mượn ý của người khác học thuộc văn mẫu khi làm bài sao chép ra. Bài văn hời hợt không có sắc thái riêng nào của đối tượng miêu tả thiếu sự cảm nhận sáng tạo của học sinh do không quan sát cụ thể đối tượng miêu tả không .